Trình bày nội dung của hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối, từ đó cho biết chủ đề của bài thơ.
Đọc kĩ văn bản, khái quát nội dung và chủ đề
Cách 1
Hai câu thơ đầu nhắc lại hai chiến công liên tiếp vang dội của quân ta. Trận Hàm Tử và trận Chương Dương, hàng vạn quân giặc bị bắt sống và bị giết. Ô Mã Nhi thoát chết, chạy trốn ra biển, Toa Đô bị chém cụt đầu. Quân ta chiếm được nhiều thuyền, khí giới và lương thảo của giặc. Hai chữ “đoạt sáo” và “cầm Hồ” đứng đầu câu thơ gợi tả hai cú đánh sấm sét vô cùng mạnh mẽ và liên tiếp giáng xuống đầu quân xâm lược.
Từ âm điệu anh hùng ca, giọng thơ trở nên tâm tình ở hai câu cuối. Một nhiệm vụ mới rất nặng nề được đặt ra cho mọi người: toàn dân, ai cũng phải “tu trí lực”, đồng lòng gắng sức đem tài năng, công sức, của cải để tái thiết đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, làm cho giang san ta, đất nước ta được độc lập, thái bình, bền vững đến muôn đời. Câu thơ không có chủ ngữ (chủ ngữ ẩn), nhưng ai cũng cảm thấy mình đang được nhà thơ nhắc đến.
- Chủ đề bài thơ: hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần
Cách 2- Hai câu thơ đầu: nhắc lại hai chiến công liên tiếp vang dội của quân ta.
- Hai câu cuối: Từ âm điệu anh hùng ca, giọng thơ trở nên tâm tình.
- Chủ đề bài thơ: hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần
Cách 3- Hai câu đầu nói về chiến thắng quan trọng của quân và dân ta.
- Hai câu cuối nói về khát vọng muôn đời thái bình, thịnh trị.
=> Chủ đề của bài thơ: Hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình của dân tộc.
Các bài tập cùng chuyên đề
Trần Quang Khải sống ở thế kỷ nào
Chú ý các chiến thắng lịch sử và việc sử dụng động từ mạnh
Hãy trình bày bối cảnh ra đời văn bản Phò giá về kinh của Trần Quang Khải.
Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ (số chữ, số dòng, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm bài thơ,.…)
Tìm hiểu cách ngắt nhịp của bài thơ ở bản phiên âm bài thơ. Nhịp điệu của các dòng thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung bài thơ?
So sánh bài thơ trên với bài thơ Sông núi nước Nam để chỉ ra sự tương đồng về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm.
Bài thơ ra đời từ rất lâu nhưng nội dung vẫn có ý nghĩa với cuộc sống hiện nay như thế nào? Vì sao?
Trần Quang Khải là con trai của vị vua nào?
Tác giả nổi bật nhất với vai trò gì?
Thời đại tác giả sinh sống, nước ta đang bị quân giặc nào quấy nhiễu?
Đâu không phải là sáng tác của Trần Quang Khải?
Trần Quang Khải có công lớn trong chiến thắng ở đâu?
Tác phẩm được viết theo thể loại nào?
Phò giá về kinh là tác phẩm của ai sáng tác?
Bài thơ Phò giá về kinh được sáng tác lúc tác giả đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương, đúng hay sai?
Giọng điệu chính của bài thơ Phò giá về kinh là gì?
Cảm xúc của tác giả trong bài thơ Phò giá về kinh được thể hiện như thế nào?
Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản?
Hai câu thơ đầu bài thơ diễn tả điều gì?
Cách đưa tin chiến thắng trong hai câu đầu bài thơ có gì đặc biệt?
Chiến thắng Hàm Tử - Chương Dương diễn ra trong trận chiến chống quân giặc nào?
Nội dung của hai câu thơ sau trong bài Phò giá về kinh?
Từ “Thái bình” trong câu thơ "Thái bình tu trí lực" chỉ điều gì?
Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng nhất cho cả hai bài thơ “Phò giá về kinh” và “Sông núi nước Nam”?
Nghệ thuật nổi bật trong cả hai bài thơ Phò giá về kinh và Sông núi nước Nam là gì?
Từ “trí lực” trong câu thơ Thái bình tu trí lực là một từ Hán Việt, đúng hay sai?
Từ những thông tin về hoàn cảnh ra đời bài thơ Phò giá về kinh, hãy nêu hiểu biết của em về hào khí thời Trần.
Vì sao tác giả bài thơ Phò giá về kinh lại viết “Thái bình tu trí lực”?
A. Vì phải cùng nhau mở hội ăn mừng chiến thắng oanh liệt trước kẻ thù hung bạo
B. Vì hòa bình rồi thì cố gắng làm giàu cho mình và gia đình, bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra
C. Vì hòa bình rồi nhưng vẫn phải cùng nhau dốc hết sức lực bảo vệ và xây dựng đất nước hùng mạnh
D. Vì chiến tranh chấm dứt rồi thì nên gắng sức mà hưởng thụ cuộc sống sau bao ngày vất vả, gian lao
Tìm hiểu cách ngắt nhịp của bài thơ Phò giá về kinh ở bản phiên âm. Nhịp điệu của các dòng thơ có tác dụng gì tỏng việc thể hiện nội dung bài thơ?
So sánh bài thơ Phò giá về kinh với bài thơ Sông núi nước Nam để chỉ ra sự tương đồng về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm.