Đề bài

Biết rằng nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn được tính bởi công thức \(Q = {I^2}Rt\), trong đó Q là nhiệt lượng tính bằng đơn vị Joule (J), R là điện trở tính bằng đơn vị Ohm \(\left( \Omega  \right)\), I là cường độ dòng điện tính bằng đơn vị Ampe (A), t là thời gian tính bằng giây (s).

Dòng điện chạy qua một dây dẫn có \(R = 10\Omega \) trong thời gian 5 giây.

a) Thay dấu “?” trong bảng bằng các giá trị thích hợp.

 

b) Cường độ dòng điện phải là bao nhiêu Ampe để nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn đạt 800J?

Phương pháp giải

a) + Thay \(R = 10\Omega \) và \(t = 5\) (giây) vào biểu thức \(Q = {I^2}Rt\) ta có \(Q = 50{I^2}\).

+ Thay lần lượt các giá trị của I vào công thức \(Q = 50{I^2}\) ta tính được các giá trị Q tương ứng.

b) Thay \(Q = 800\left( J \right)\) vào công thức \(Q = 50{I^2}\), ta tính được I.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a) Theo giả thiết \(R = 10\left( \Omega  \right)\) và \(t = 5\) (giây) nên \(Q = 50{I^2}\).

Tính giá trị của biểu thức \(Q = 50{I^2}\) lần lượt tại \(I = 1;I = 1,5;I = 2\) ta được bảng

 

b) Nếu \(Q = 800\left( J \right)\) thì \(800 = 50{I^2}\) hay \({I^2} = 16\) và \(I = 4\). Vậy để nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn đạt 800J, cường độ dòng điện phải là 4 Ampe.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Tìm các số $x$ không âm thỏa mãn $\sqrt x  \ge 3$

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cho biểu thức \(C = \sqrt {2x - 1} .\)

a) Tính giá trị của biểu thức tại \(x = 5.\)

b) Tại \(x = 0\) có tính được giá trị của biểu thức không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cho căn thức \(\sqrt {5 - 2x} .\)

a) Tìm điều kiện xác định của căn thức.

b) Tính giá trị của căn thức tại \(x = 2.\)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Trở lại tình huống mở đầu.

Tình huống mở đầu

Trong Vật lí, quãng đường S (tính bằng mét) của một vật tự rơi tự do được cho bởi công thức \(S = 4,9{t^2},\) trong đó t là thời gian rơi (tính bằng giây) . Hỏi sau bao nhiêu giây thì vật sẽ chạm đất nếu được thả rơi tự do từ độ cao 122,5 mét?

a) Viết công thức tính thời gian t (giây) cần thiết để vật rơi được quãng đường S (mét)

b) Sử dụng công thức tìm được trong câu a, hãy trả lời câu hỏi trong tình huống mở đầu

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Để chuẩn bị trồng cây trên vỉa hè, người ta để lại những ô đất hình tròn có diện tích khoảng \(2\,{m^2}.\) Em hãy ước lượng (với độ chính xác 0,005) đường kính của các ô đất đó khoảng bao nhiêu mét?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tìm điều kiện xác định của \(\sqrt {x + 10} \) và tính giá trị của căn thức tại \(x =  - 1.\)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Kích thước màn hình ti vi hình chữ nhật được xác định bởi độ dài đường chéo. Một loại ti vi có tỉ lệ hai cạnh màn hình là 4:3.

a) Gọi x (inch) là chiều rộng của màn hình tivi. Viết công thức tính độ dài đường chéo d (inch) của màn hình ti vi theo x.

b) Tính chiều rộng và chiều dài (theo centimet) của màn hình ti vi loại 40 inch.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Chứng minh rằng:

a) \({\left( {1 - \sqrt 2 } \right)^2} = 3 - 2\sqrt 2 ;\)

b) \({\left( {\sqrt 3  + \sqrt 2 } \right)^2} = 5 + 2\sqrt 6 .\)

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trong Vật lí, tốc độ (m/s) của một vật đang bay được cho bởi công thức \(v = \sqrt {\frac{{2E}}{m}} ,\) trong đó E là động năng của vật (tính bằng Joule, kí hiệu là J) và m (kg) là khối lượng của vật (Theo sách Vật lí đại cương, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) .

Tính tốc độ bay của một vật khi biết vật đó có khối lượng 2,5 kg và động năng 281,25 J.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Với giá trị nào của x thì biểu thức A = \(\sqrt {3x + 6} \) xác định? Tính giá trị của A khi x = 5 (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai).

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Cho biểu thức P = \(\sqrt {{a^2} - {b^2}} \). Tính giá trị của P khi:

a) a = 5; b = 0

b) a = 5; b = -5

c) a = 2; b = -4

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Một trạm phát sóng được đặt ở vị trí B cách đường tàu một khoảng AB = 300 m. Đầu tàu đang ở vị trí C, cách vị trí A một khoảng AC = x (m) (Hình 4)

a) Viết biểu thức (theo x) biểu thị khoảng cách từ trạm phát sóng đến đầu tàu.

b) Tính khoảng cách trên khi x = 400; x = 1000 (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị của mét).

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Tính giá trị của các biểu thức:

a) \({\left( {\sqrt {5,25} } \right)^2} + {\left( { - \sqrt {1,75} } \right)^2}\)

b) \({\left( {\sqrt {102} } \right)^2} - \sqrt {{{98}^2}} \)

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tính giá trị của các biểu thức sau khi x = 16; y = 9

a) \(\sqrt x  + \sqrt y \)

b) \(\sqrt {x + y} \)

c) \(\frac{1}{2}\sqrt {xy} \)

d) \(\frac{1}{6}x\sqrt y \)

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Cho biểu thức P = \(\sqrt {{x^2} - xy + 1} \). Tính giá trị của P khi:

a) x = 3; y = - 2

b) x = 1; y = 4

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Kết quả của phép tính \(\sqrt {27} :\sqrt 6 .2\sqrt {18} \) là

A. 12

B. 18

C. 72

D. 144

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Tìm các số \(x\) không âm thỏa mãn \(\sqrt {5x}  < 10\)

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Tìm giá trị của $x$ không âm biết $2\sqrt x  - 30 = 0$.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Tìm giá trị của \(x\) không âm biết \(5\sqrt {2x}  - 125 = 0\).

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Khẳng định nào sau đây đúng  về nghiệm ${x_0}$ của phương trình  \(\dfrac{{9x - 7}}{{\sqrt {7x + 5} }} = \sqrt {7x + 5} \)

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Chọn kết luận đúng về nghiệm \({x_0}\) (nếu có) của phương trình: \(\dfrac{{8 + 3x}}{{\sqrt {2x - 5} }} = \sqrt {2x - 5} \).

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Tính giá trị biểu thức \(A = \dfrac{1}{{1 + \sqrt 3 }} + \dfrac{1}{{\sqrt 3  + \sqrt 5 }} + \dfrac{1}{{\sqrt 5  + \sqrt 7 }} \)\(+ ... + \dfrac{1}{{\sqrt {2019}  + \sqrt {2021} }}\)

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(A = \dfrac{{x + \sqrt x  + 4}}{{\sqrt x }}\) với \(x > 0\)

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Cho \(A = \dfrac{1}{{\sqrt 3  - 1}} - \sqrt {27}  + \dfrac{3}{{\sqrt 3 }};\)\(B = \dfrac{{5 + \sqrt 5 }}{{\sqrt 5  + 2}} + \dfrac{{\sqrt 5 }}{{\sqrt 5  - 1}} - \dfrac{{3\sqrt 5 }}{{3 + \sqrt 5 }}\). Chọn câu đúng.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Tính giá trị của \(A =\dfrac{1}{{2\sqrt 1  + 1\sqrt 2 }} + \dfrac{1}{{3\sqrt 2  + 2\sqrt 3 }} + ... + \dfrac{1}{{2018\sqrt {2017}  + 2017\sqrt {2018} }}\)

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Cho hình hộp chữ nhật với chiều dài \(3\sqrt 5 \) cm, chiều rộng \(\sqrt 5 \) cm và thể tích \(30\sqrt 5 \) cm3 như Hình 1. Tính tổng độ dài các cạnh của hình hộp chữ nhật đó.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Cho Hình 1 có \(OA = AB = BC = CD = DE = EG = 2cm\) và \(\widehat {OAB} = \widehat {OBC} = \widehat {OCD} = \widehat {ODE} = \widehat {OEG} = 90^\circ \). Tính độ dài các cạnh \(OB,OC,OD,OE,OG.\)

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Trên một đoạn sông, tốc độ dòng chảy của nước ở bề mặt sông lớn hơn tốc độ dòng chảy của nước ở đáy sông. Gọi v (km/h) là tốc độ dòng chảy của nước ở bề mặt sông và f (km/h) là tốc độ dòng chảy của nước ở đây sông. Khi đó, ta có công thức: \(\sqrt f  = \sqrt v  - 1,3\).

a) Tính tốc độ dòng chảy của nước ở đáy sông, biết tốc độ dòng chảy của nước ở bề mặt sông là 9 km/h.

b) Tính tốc độ dòng chảy của nước ở bề mặt sông, biết tốc độ dòng chảy của nước ở đáy sông là 20,25 km h.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Tính giá trị của mỗi biểu thức:

a) \(\sqrt {2x + 7} \) với \(x = 1;x = \frac{2}{3};x = 2\sqrt 3 .\)

b) \(\sqrt { - {x^2} + 2x + 11} \) với \(x = 0;x = \frac{1}{2};x = \sqrt 5 .\)

c) \(\sqrt[3]{{{x^3} + 3{x^2} + 3x + 1}}\) với \(x =  - 1;x =  - \frac{1}{3};x = \sqrt 2 .\)

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Điện áp U (V) yêu cầu cho một mạch điện được cho bởi công thức \(U = \sqrt {P.R} \), trong đó P (W) là công suất tiêu thụ của điện trở và R (Ω) là giá trị điện trở.

a) Tính điện áp để thắp sáng cho bóng đèn A có công suất tiêu thụ là 100 W và giá trị điện trở là 110 Ω (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của vôn).

b) Bóng đèn B có điện áp 110 V và giá trị điện trở là 88 Ω. Công suất tiêu thụ của bóng đèn B có lớn hơn công suất tiêu thụ của bóng đèn A hay không? Vì sao?

Xem lời giải >>