Đề bài

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

           “Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: “Bác chịu được tính nó thì con cũng phục thật đấy”. Bà cải chính: “Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa”…

 […] Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi”. Tôi cười: “Lại khó đến thế sao”? Bà cụ nói: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao. Anh có học được không”? À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.”

                                    (Trích Nếp nhà – Nguyễn Khải,

                            dẫn theo Tuyển tập Nguyễn Khải, tập III, NXB Văn học, 1996)

Nội dung chính của đoạn trích trên?

Phương pháp giải

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Nội dung chính của đoạn trích trên:

- Cuộc sống – nếp nhà của gia đình “bà cô tôi”. Đó là cuộc sống của một gia đình nhiều thế hệ, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau

- Đồng thời cũng là nề nếp gia đình, là văn hóa ứng xử để tạo nền tảng một gia đình hạnh phúc

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Lập bảng tổng hợp hay vẽ sơ đồ tư duy về danh mục các loại, thể loại và nhan đề các văn bản đọc trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trình bày khái quát những kiến thức thu nhận được về đặc điểm từng loại, thể loại văn bản đọc đã học trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một theo bảng gợi ý sau:

STT

Loại, thể loại

Đặc điểm (nội dung và hình thức)

1

Sử thi

 

2

   

 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tổng hợp các nội dung thực hành Tiếng Việt đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một theo bảng gợi ý sau:

STT

Nội dung thực hành

Ý nghĩa của hoạt động thực hành

1

   

2

   

 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Liệt kê các kiểu bài viết đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một và nêu vắn tắt yêu cầu của từng kiểu bài theo bảng gợi ý sau:

STT

Kiểu bài viết

Yêu cầu của kiểu bài viết

1

Văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

 

2

   

 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nhớ lại các nội dung của hoạt động nói và nghe đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một và cho biết:

- Nội dung nói và nghe nào đã từng quen ở cấp học Trung học cơ sở? Yêu cầu nâng cao đối với các nội dung nói và nghe đó là gì?

- Nội dung nói và nghe nào lần đầu được thực hiện với sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một? Nêu những thách thức của nội dung nói và nghe đó.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Văn bản thuộc loại nào?

A. Văn bản văn học

B. Văn bản thông tin

C. Văn bản nghị luận

D. Văn bản đa phương thức

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Câu nào trong bài viết khái quát đầy đủ đặc trưng của cảnh vật được gợi lên ở bài thơ Thiên Trường vãn vọng?

A. Bài thơ tả một cảnh thôn quê như muôn vàn cảnh thôn quê lúc chiều xuống.

B. Cảnh giản đơn, đạm bạc, quê mùa mà sức chưa đựng lớn lao, kì vĩ.

C. Không thể nào khác là một cảnh thanh bình, yên ả, phơn phớt chút tươi vui hiền lành, thầm lặng phát ra từ một cuộc sống có phần ấm no, hạnh phúc.

D. Chiều đã tà nhưng xóm thôn chưa đi vào hoàng hôn hẳn.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Bài viết được triển khai theo trình tự nào?

A. Phân tích lần lượt từng câu thơ một.

B. Giải nghĩa từ ngữ trước, sau đó đi vào phân tích ý nghĩa các câu thơ và bài thơ.

C. Phân tích văn bản thơ, tiếp đó mở rộng liên hệ tới hoàn cảnh sáng tác và vị thế của tác giả bài thơ.

D. Nêu cảm nhận chung về bài thơ, phân tích bài thơ, đánh giá ý nghĩa bài thơ.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Những câu nào trong văn bản cho thấy tác giả Lê Trí Viễn thường xuyên đặt bài thơ vào bối cảnh ra đời của nó để thẩm bình, đánh giá.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Những hiểu biết về con người và vị thế xã hội của Trần Nhân Tông đã giúp tác giả bài viết khám phá được giá trị nổi bật gì của Thiên Trường vãn vọng?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Những yếu tố nào của thơ nói chung đã được đặc biệt lưu ý xem xét, phân tích trong văn bản này?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích/đánh giá một tác phẩm văn học mà bạn yêu thích.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Khi được học về thần thoại và sử thi, vấn đề gì đã khiến bạn thựt sự thấy hứng thú và muốn tìm hiểu sâu hơn? Hãy viết một báo cáo nghiên cứu về vấn đề đó.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc quan niệm mà bạn cho là không phù hợp với chuẩn mực chung được cộng đồng tạo dựng.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Thảo luận về một vấn đề đời sống hoặc văn học có nhiều ý kiến khác nhau do các bạn tự chọn, dựa trên những hiểu biết và trải nghiệm riêng của mình (chú ý sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ).

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Giới thiệu và đánh giá về một tác phẩm văn học (thơ trữ tình, truyện thần thoại, sử thi, kịch bản chèo, tuồng dân gian....) theo danh mục được gợi ý trong các phần Củng cố, mở rộng sau mỗi bài học.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua? Hãy lập đề cương cho bản báo cáo kết quả của một trong những hoạt động trải nghiệm đó và trình bày trước nhóm học tập

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Loại văn bản và thể loại văn bản nào đã được học trong học kì II? Nêu nhan đề những văn bản cụ thể thuộc các loại, thể loại đó.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Bài 6: Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này” có những điểm gì đặc biệt so với các bài học khác?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Qua những văn bản được đọc và phân tích ở Bài 7, những kiến thức nào ở thể loại truyện được chú ý bổ sung, nhấn mạnh (so với những bài học về truyện trước đó)?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Hãy thống kế các nội dung thực hành tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 10, tập hai. Những hiểu biết về phương tiện phi ngôn ngữ đã giúp bạn những gì trong việc đọc các văn bản thông tin và viết bản nội quy hay bản hướng dẫn nơi công cộng?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai gồm những kiểu bài viết nào? Hãy nhắc lại tên các kiểu bài viết và yêu cầu chung của từng kiểu bài.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Những nội dung nói và nghe nào đã được thực hiện với các bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai? Nội dung nói và nghe nào khiến bạn hứng thú nhất? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Hai văn bản Vật liệu thông minh80 năm nhìn lại... nhắc bạn nhớ tới những văn bản nào đã được đọc, tham khảo hay thực hành viết trong học kì II? Dựa vào đâu mà bạn có liên hệ như vậy?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Yếu tố tự sự, biểu cảm thể hiện đậm nét trong văn bản nào? Hãy phân tích lí do xuất hiện và ý nghĩa của yếu tố tự sự, biểu cảm ở văn bản đó.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Trong văn bản 1, những câu nào có sử dụng biện pháp chêm xen?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Trong văn bản Vật liệu thông minh có câu: “Phạm vi của chủ đề này rất rộng”. Dựa vào hiểu biết của mình, bạn có thể nói thêm điều gì về chủ đề đã được tác giả gợi lên?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Cả hai văn bản, theo những cách khác nhau, đều chứa đựng những gợi ý bổ ích về bước đường tương lai của chính chúng ta. Bạn có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Viết một bài văn nghị luận thể hiện những điều bạn cảm nhận được qua tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của danh nhân Nguyễn Trãi.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Tình thế lựa chọn khó khăn nhưng đầy ý nghĩa mà bạn đã trải qua trong hành trình rèn luyện – trưởng thành của mình.

Hãy viết về chủ đề trên.

Xem lời giải >>