Giới thiệu và đánh giá về một tác phẩm văn học (thơ trữ tình, truyện thần thoại, sử thi, kịch bản chèo, tuồng dân gian....) theo danh mục được gợi ý trong các phần Củng cố, mở rộng sau mỗi bài học.
- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tên tác giả,...).
- Tóm tắt tác phẩm (vừa đủ để người đọc nắm được nội dung chính).
- Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm (chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.
- Đánh giá về tác phẩm dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
- Khẳng định giá trị của tác phẩm.
VD: Giới thiệu về Chữ Người tử tù – Nguyễn Tuân.
1. Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ, một nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác ông đã tạo nên những tác phẩm rất có giá trị về mặt nội dung cũng như nghệ thuật và Chữ người tử tù là một tác phẩm như thế.
2. Giới thiệu về tác phẩm Chữ người tử tù
a) Xuất xứ:
Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng đăng trên tạp chí Tao đàn số 29 vào năm 1938, sau đó đã được in trong tập Vang bóng một thời và được đổi tên thành Chữ người tử tù.
b) Nội dung: trong truyện ngắn này, Nguyễn Tuân tập trung ca ngợi cái đẹp, cái tài, cái thiên lương.
- Nhân vật trung tâm mà tác giả tập trung khắc họa đó là Huấn Cao – một tử tù của triều đình nhưng đặc biệt nổi tiếng khắp vùng với biệt tài viết chữ. Đó là một con người trọng nghĩa khí, là hiện thân của cái tài, cái đẹp, cái thiên lương.
- Không chỉ có nhân vật Huấn Cao mà tấm lòng trong sáng, biết thưởng thức và giữ gìn cái đẹp còn được thể ở nhân vật thầy thơ lại và viên quản ngục. Đặc biệt, tấm lòng của viên quản ngục được Nguyễn Tuân coi là “một thanh âm trong trẻo chen vào một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.”
c) Nghệ thuật: Chữ người tử tù còn đặc biệt xuất sắc bởi những giá trị nghệ thuật mà tác giả xây dựng.
- Đầu tiên phải kể đến nghệ thuật tạo tình huống truyện thật độc đáo đó là cuộc gặp gỡ chốn lao tù giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Trên bình diện xã hội họ là kẻ thù. Còn trên bình diện nghệ thuật, họ là những tri kỉ. Tình huống truyện độc đáo đã góp phần khắc họa rõ nét tính cách nhân vật và tô đậm chủ đề của tác phẩm.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng hết sức đặc sắc. Nhân vật được xây dựng từ cái nhìn tài hoa của người nghệ sĩ với bút pháp lãng mạn, đặt nhân vật trong mối liên hệ tương phản và cách miêu tả gián tiếp.
- Nghệ thuật tạo dựng cảnh cho chữ. Tác giả đã sử dụng triệt để thủ pháp đối lập để miêu tả cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có”, qua đó góp phần khắc họa rõ nét tính cách nhân vật. Nguyễn Tuân còn đặc biệt cho thấy mình là bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ với việc sử dụng một loạt các từ Hán Việt rất đắt giá tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính và bi tráng.
3. Tổng kết
Truyện ngắn Chữ người tử tù là một tác phẩm xuất sắc cho thấy tài năng nghệ thuật tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân.
Các bài tập cùng chuyên đề
Lập bảng tổng hợp hay vẽ sơ đồ tư duy về danh mục các loại, thể loại và nhan đề các văn bản đọc trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một.
Trình bày khái quát những kiến thức thu nhận được về đặc điểm từng loại, thể loại văn bản đọc đã học trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một theo bảng gợi ý sau:
STT |
Loại, thể loại |
Đặc điểm (nội dung và hình thức) |
1 |
Sử thi |
|
2 |
Tổng hợp các nội dung thực hành Tiếng Việt đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một theo bảng gợi ý sau:
STT |
Nội dung thực hành |
Ý nghĩa của hoạt động thực hành |
1 |
||
2 |
Liệt kê các kiểu bài viết đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một và nêu vắn tắt yêu cầu của từng kiểu bài theo bảng gợi ý sau:
STT |
Kiểu bài viết |
Yêu cầu của kiểu bài viết |
1 |
Văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện |
|
2 |
Nhớ lại các nội dung của hoạt động nói và nghe đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một và cho biết:
- Nội dung nói và nghe nào đã từng quen ở cấp học Trung học cơ sở? Yêu cầu nâng cao đối với các nội dung nói và nghe đó là gì?
- Nội dung nói và nghe nào lần đầu được thực hiện với sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một? Nêu những thách thức của nội dung nói và nghe đó.
Văn bản thuộc loại nào?
A. Văn bản văn học
B. Văn bản thông tin
C. Văn bản nghị luận
D. Văn bản đa phương thức
Câu nào trong bài viết khái quát đầy đủ đặc trưng của cảnh vật được gợi lên ở bài thơ Thiên Trường vãn vọng?
A. Bài thơ tả một cảnh thôn quê như muôn vàn cảnh thôn quê lúc chiều xuống.
B. Cảnh giản đơn, đạm bạc, quê mùa mà sức chưa đựng lớn lao, kì vĩ.
C. Không thể nào khác là một cảnh thanh bình, yên ả, phơn phớt chút tươi vui hiền lành, thầm lặng phát ra từ một cuộc sống có phần ấm no, hạnh phúc.
D. Chiều đã tà nhưng xóm thôn chưa đi vào hoàng hôn hẳn.
Bài viết được triển khai theo trình tự nào?
A. Phân tích lần lượt từng câu thơ một.
B. Giải nghĩa từ ngữ trước, sau đó đi vào phân tích ý nghĩa các câu thơ và bài thơ.
C. Phân tích văn bản thơ, tiếp đó mở rộng liên hệ tới hoàn cảnh sáng tác và vị thế của tác giả bài thơ.
D. Nêu cảm nhận chung về bài thơ, phân tích bài thơ, đánh giá ý nghĩa bài thơ.
Những câu nào trong văn bản cho thấy tác giả Lê Trí Viễn thường xuyên đặt bài thơ vào bối cảnh ra đời của nó để thẩm bình, đánh giá.
Những hiểu biết về con người và vị thế xã hội của Trần Nhân Tông đã giúp tác giả bài viết khám phá được giá trị nổi bật gì của Thiên Trường vãn vọng?
Những yếu tố nào của thơ nói chung đã được đặc biệt lưu ý xem xét, phân tích trong văn bản này?
Hãy viết bài văn nghị luận phân tích/đánh giá một tác phẩm văn học mà bạn yêu thích.
Khi được học về thần thoại và sử thi, vấn đề gì đã khiến bạn thựt sự thấy hứng thú và muốn tìm hiểu sâu hơn? Hãy viết một báo cáo nghiên cứu về vấn đề đó.
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc quan niệm mà bạn cho là không phù hợp với chuẩn mực chung được cộng đồng tạo dựng.
Thảo luận về một vấn đề đời sống hoặc văn học có nhiều ý kiến khác nhau do các bạn tự chọn, dựa trên những hiểu biết và trải nghiệm riêng của mình (chú ý sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ).
Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua? Hãy lập đề cương cho bản báo cáo kết quả của một trong những hoạt động trải nghiệm đó và trình bày trước nhóm học tập
Loại văn bản và thể loại văn bản nào đã được học trong học kì II? Nêu nhan đề những văn bản cụ thể thuộc các loại, thể loại đó.
Bài 6: Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này” có những điểm gì đặc biệt so với các bài học khác?
Qua những văn bản được đọc và phân tích ở Bài 7, những kiến thức nào ở thể loại truyện được chú ý bổ sung, nhấn mạnh (so với những bài học về truyện trước đó)?
Hãy thống kế các nội dung thực hành tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 10, tập hai. Những hiểu biết về phương tiện phi ngôn ngữ đã giúp bạn những gì trong việc đọc các văn bản thông tin và viết bản nội quy hay bản hướng dẫn nơi công cộng?
Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai gồm những kiểu bài viết nào? Hãy nhắc lại tên các kiểu bài viết và yêu cầu chung của từng kiểu bài.
Những nội dung nói và nghe nào đã được thực hiện với các bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai? Nội dung nói và nghe nào khiến bạn hứng thú nhất? Vì sao?
Hai văn bản Vật liệu thông minh và 80 năm nhìn lại... nhắc bạn nhớ tới những văn bản nào đã được đọc, tham khảo hay thực hành viết trong học kì II? Dựa vào đâu mà bạn có liên hệ như vậy?
Yếu tố tự sự, biểu cảm thể hiện đậm nét trong văn bản nào? Hãy phân tích lí do xuất hiện và ý nghĩa của yếu tố tự sự, biểu cảm ở văn bản đó.
Trong văn bản 1, những câu nào có sử dụng biện pháp chêm xen?
Trong văn bản Vật liệu thông minh có câu: “Phạm vi của chủ đề này rất rộng”. Dựa vào hiểu biết của mình, bạn có thể nói thêm điều gì về chủ đề đã được tác giả gợi lên?
Cả hai văn bản, theo những cách khác nhau, đều chứa đựng những gợi ý bổ ích về bước đường tương lai của chính chúng ta. Bạn có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?
Viết một bài văn nghị luận thể hiện những điều bạn cảm nhận được qua tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của danh nhân Nguyễn Trãi.
Tình thế lựa chọn khó khăn nhưng đầy ý nghĩa mà bạn đã trải qua trong hành trình rèn luyện – trưởng thành của mình.
Hãy viết về chủ đề trên.
Trong những tác phẩm văn học mà bạn đã tìm đọc được theo gợi ý ở các bài học trong Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai, tác phẩm nào đã để lại cho bạn nhiều ấn tượng và suy nghĩ nhất? Hãy viết một bài nghị luận bàn về tác phẩm đó theo các vấn đề nội dung và nghệ thuật tự chọn.