Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và chọn một danh lam thắng cảnh mà em ấn tượng.
Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có “Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn”... Hình ảnh Hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng bất cứ ai đặt chân đến đây. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ. Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không gian đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, nó còn gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình của dân tộc. Do vậy, nhiều nhà văn, nhà thơ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.
Các bài tập cùng chuyên đề
Với em nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể nói về những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói điều gì?
Em thích bài thơ nào viết về quê hương? Hãy đọc diễn cảm một vài câu trong bài thơ đó.
Đọc các bài ca dao 1,2 trong văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước và cho biết: Mỗi bài ca dao có mấy dòng? Cách phân bố số tiếng trong mỗi dòng cho thấy đặc điểm gì của thơ lục bát?
Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức ngữ văn ở đầu bài học Chùm ca dao về quê hương đất nước, hãy xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong các bài ca dao 1,2.
So với hai bài ca dao đầu của văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước, bài ca dao 3 là bài lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,...
Trong cụm từ “mặt gương Tây Hồ” trong văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Nêu cảm nhận của em về tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: Ai ơi đứng lại mà trông. Hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn ai ơi.
Bài ca dao 3 trpng văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả thiên nhiên xứ Huế? Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước nơi đây.
Các bài ca dao trữ tình thường bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của con người. Qua chùm ca dao trong Chùm ca dao về quê hương đất nước, em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả nhân dân đối với quê hương đất nước.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
Chỉ ra những đặc điểm về cách phối thanh và ngắt nhịp của thơ lục bát được thể hiện trong hai dòng đầu của bài ca dao số 1 Chùm ca dao về quê hương đất nước
Nêu những địa danh được nhắc đến trong bài ca dao số 1 Chùm ca dao về quê hương đất nước. Theo em, việc liệt kê hàng loạt các địa danh nổi tiếng đó nhằm mục đích gì?
Bài ca dao số 1 Chùm ca dao về quê hương đất nước còn có một dị bản như sau:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương
Thuyền về xuôi mái dòng Hương
Biết đâu tâm sự đôi đường đắng cay?
Hiện tượng này tồn tại khá phổ biến trong ca dao. Hãy nêu một trường hợp tương tự
Theo em, trong bài ca dao số 2 Chùm ca dao về quê hương đất nước, nếu thay từ ai bằng từ em hoặc từ anh thì giá trị biểu đạt có thay đổi không?
Em hãy kể tên một bài ca dao khác cùng viết về xứ Lạng
Bài ca dao số 3 Chùm ca dao về quê hương đất nước ca ngợi vùng đất nào? Dựa vào đâu em biết được điều đó?
Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong chùm ca dao về quê hương đất nước
Điền thông tin phù hợp vào bảng sau:
Đặc điểm |
Bài ca dao số 1 |
Bài ca dao số 2 |
Số dòng trong mỗi bài |
|
|
Số tiếng mỗi dòng |
|
|
Các tiếng vần với nhau |
|
|
Điền kí hiệu bằng (B) và trắc (T) vào các ô tương ứng theo gợi ý dưới đây:
Bài ca dao số 3 trong Chùm ca dao về quê hương đất nước được gọi là lục bát biến thể vì:
- Số tiếng trong mỗi dòng:
- Cách gieo vần:
- Cách phối hợp thanh điệu:
Vẻ đẹp của phong cảnh Hồ Tây được thể hiện trong hai dòng thơ Mịt mờ khói toả ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ trong Chùm ca dao về quê hương đất nước
Những tình cảm ẩn chứa trong lời nhắn gửi “Ai ơi, đứng lại mà trông” trong Chùm ca dao về quê hương đất nước:
- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên xứ Huế trong bài ca dao số 3 trong Chùm ca dao về quê hương đất nước:
- Hình dung của em về cảnh sông nước nơi đây qua những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên nói trên:
Tình cảm của con người đối với quê hương đất nước được thể hiện qua chùm ca dao Chùm ca dao về quê hương đất nước: