Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và chọn một danh lam thắng cảnh mà em ấn tượng.
Cách 1
Một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Việt Nam đó chính là Hồ Hoàn Kiếm - cầu Thê Húc - đền Ngọc Sơn. Tất cả danh lam thắng cảnh này đều nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử và dấu vết thời gian, di tích Hồ Hoàn Kiếm vẫn còn vẹn nguyên những giá trị văn hóa, lịch sử thuở ban đầu của nó. Hồ Hoàn Kiếm cổ kính, ở giữa có Tháp Rùa là nơi còn lưu lại truyền thuyết trả gươm của vua Lê Lợi. Cầu Thê Húc cong cong, màu đỏ là nơi ánh sáng bình minh mỗi ngày chiếu lên lấp lánh, bắc ngang qua mặt hồ xanh xanh. Đền Ngọc Sơn nép mình trong tán cây cổ thụ linh thiêng. Đây là nơi rất đông người dân đến thắp hương cầu sức khỏe, cầu bình an. Danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm - cầu Thê Húc - đền Ngọc Sơn là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung.
Loigiaihay.com
Cách 2Em thích nhất hình ảnh ngôi chùa Một Cột nhô lên khỏi mặt nước, khiến cho ta nghĩ đến hình tượng bông sen. Đó là một bông sen vươn thẳng lên khỏi ao hình vuông, xung quanh bao bọc bằng hàng lan can làm men những viên gạch sành tráng men xanh. Trong chiếc hồ nhỏ bao quanh chùa có trồng rất nhiều hoa sen. Vào những dịp xuân về những bông sen đua nhau nở hoa, toả hương thơm ngát, làm tăng thêm vẻ đẹp trang nghiêm cho chùa. Kiến trúc đơn giản mà tinh tế ấy đã tạo cho chùa Một Cột nét đẹp giản dị, tao nhã; nó thể hiện cái hồn cốt thanh cao của văn hóa Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Cách 3Hà Nội - thủ đô của nước Việt Nam là quê hương của em. Đó là một thành phố rất rộng lớn và sôi động. Nơi đây có rất nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên san sát nhau. Hai bên đường là các cửa hàng, quán ăn luôn tấp nập người mua bán. Ở Hà Nội có nhiều điểm tham quan rất nổi tiếng như hồ Gươm, tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long… thu hút nhiều khách du lịch. Con người Hà Nội rất thanh lịch, hiếu khách. Mỗi mùa, Hà Nội lại mang một nét đẹp riêng. Hà Nội không chỉ hiện đại mà còn cổ kính. Mỗi nét đẹp đều khiến con người say mê. Em yêu tất cả mọi thứ thuộc về thành phố này.
Các bài tập cùng chuyên đề
Với em nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể nói về những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói điều gì?
Em thích bài thơ nào viết về quê hương? Hãy đọc diễn cảm một vài câu trong bài thơ đó.
Đọc các bài ca dao 1,2 trong văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước và cho biết: Mỗi bài ca dao có mấy dòng? Cách phân bố số tiếng trong mỗi dòng cho thấy đặc điểm gì của thơ lục bát?
Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức ngữ văn ở đầu bài học Chùm ca dao về quê hương đất nước, hãy xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong các bài ca dao 1,2.
So với hai bài ca dao đầu của văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước, bài ca dao 3 là bài lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,...
Trong cụm từ “mặt gương Tây Hồ” trong văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Nêu cảm nhận của em về tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: Ai ơi đứng lại mà trông. Hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn ai ơi.
Bài ca dao 3 trpng văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả thiên nhiên xứ Huế? Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước nơi đây.
Các bài ca dao trữ tình thường bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của con người. Qua chùm ca dao trong Chùm ca dao về quê hương đất nước, em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả nhân dân đối với quê hương đất nước.
Chỉ ra những đặc điểm về cách phối thanh và ngắt nhịp của thơ lục bát được thể hiện trong hai dòng đầu của bài ca dao số 1 Chùm ca dao về quê hương đất nước
Nêu những địa danh được nhắc đến trong bài ca dao số 1 Chùm ca dao về quê hương đất nước. Theo em, việc liệt kê hàng loạt các địa danh nổi tiếng đó nhằm mục đích gì?
Bài ca dao số 1 Chùm ca dao về quê hương đất nước còn có một dị bản như sau:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương
Thuyền về xuôi mái dòng Hương
Biết đâu tâm sự đôi đường đắng cay?
Hiện tượng này tồn tại khá phổ biến trong ca dao. Hãy nêu một trường hợp tương tự
Theo em, trong bài ca dao số 2 Chùm ca dao về quê hương đất nước, nếu thay từ ai bằng từ em hoặc từ anh thì giá trị biểu đạt có thay đổi không?
Em hãy kể tên một bài ca dao khác cùng viết về xứ Lạng
Bài ca dao số 3 Chùm ca dao về quê hương đất nước ca ngợi vùng đất nào? Dựa vào đâu em biết được điều đó?
Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong chùm ca dao về quê hương đất nước
Điền thông tin phù hợp vào bảng sau:
Đặc điểm |
Bài ca dao số 1 |
Bài ca dao số 2 |
Số dòng trong mỗi bài |
|
|
Số tiếng mỗi dòng |
|
|
Các tiếng vần với nhau |
|
|
Điền kí hiệu bằng (B) và trắc (T) vào các ô tương ứng theo gợi ý dưới đây:
Bài ca dao số 3 trong Chùm ca dao về quê hương đất nước được gọi là lục bát biến thể vì:
- Số tiếng trong mỗi dòng:
- Cách gieo vần:
- Cách phối hợp thanh điệu:
Vẻ đẹp của phong cảnh Hồ Tây được thể hiện trong hai dòng thơ Mịt mờ khói toả ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ trong Chùm ca dao về quê hương đất nước
Những tình cảm ẩn chứa trong lời nhắn gửi “Ai ơi, đứng lại mà trông” trong Chùm ca dao về quê hương đất nước:
- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên xứ Huế trong bài ca dao số 3 trong Chùm ca dao về quê hương đất nước:
- Hình dung của em về cảnh sông nước nơi đây qua những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên nói trên:
Tình cảm của con người đối với quê hương đất nước được thể hiện qua chùm ca dao Chùm ca dao về quê hương đất nước:
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.