Hãy tìm một câu tục ngữ có nội dung tương tự câu (2) dưới đây và nêu những điểm giống nhau giữa chúng.
(1) Chớpp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa,
(2) Nói người chắng nghĩ đến ta, thử sờ lên gáy xem xa hay gần.
(3) Tháng Tám nắng rám trái bưới.
(4) Không nước không phân, chuyên cần vô ích.
(5) Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn.
(6) Sa chân đỡ lại, sa miệng đỡ không lại.
Tìm một câu tục ngữ có nội dung tương tự câu tục ngữ (2) ở trong SBT và chỉ ra điểm giống nhau giữa hai câu tục ngữ đó
+ Câu tục ngữ “Nói người chẳng nghĩ đến ta, thử sờ lên gáy xem xa hay gần” khiến ta nghĩ đến câu tục ngữ “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước, hôm sau người cười.”
+ Điểm giống nhau giữa 2 câu tục ngữ: Đều có 14 tiếng, chia làm các vế câu. Hơn nữa, cả 2 câu tục ngữ đều khuyên con người không nên chê cười khuyết điểm của người khác vì ai trong cuộc sống cũng có ưu điểm, khuyết điểm. Bản thân ta chê cười người khác rồi đến lúc chính mình lại trở thành điểm đáng cười của mọi người xung quanh. Do đó, câu tục ngữ khuyên con người không nên cười nhạo ai.
Các bài tập cùng chuyên đề
"Nói người chẳng nghĩ đến ta, thử sở lên gây xem xa hay gần” – hình thức của câu tục ngữ này có gì khác so với các câu còn lại?
Giải thích ý nghĩa của câu "Sa chân đỡ lại, sa miệng đỡ không lại. Nêu bài học mà em rút ra được từ câu tục ngữ đó.
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá ở câu tục ngữ "Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn"
Trình bày đặc điểm và chức năng của tục ngữ
Em hiểu câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” như thế nào ?
-
A.
Đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai.
-
B.
Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như vàng.
-
C.
Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất.
-
D.
Cả ba ý trên.
Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?
-
A.
Khoai đất lạ, mạ đất quen
-
B.
Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
-
C.
Một nắng hai sương
-
D.
Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân