Đề bài

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích cho một người bạn của mình thấy rằng không nên độc đoán bác bỏ những cách nhìn nhận khác với cách nhìn nhận của bản thân về các vấn đề văn học hay đời sống.

 

Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức của bản thân và kĩ năng đã học để viết đoạn văn.

 
Lời giải của GV Loigiaihay.com

Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, những vấn đề trong đời sống là chất liệu để các tác giả, các thi nhân viết nên những trang văn- trang đời. Người đọc sẽ hoá thân vào các nhân vật trong sách để cảm nhận thế giới riêng mà nhà văn đã tạo nên. Với thế giới muôn màu, muôn vẻ cũng như sự sáng tạo bất tận của người nghệ sĩ khiến người đọc chúng ta sẽ có nhiều cách cảm nhận khác nhau trên cùng một tác phẩm. Cùng một nhân vật, một sự việc, một câu chuyện trong văn học hay cuộc sống, chúng ta đều có những góc nhìn riêng. Ví như cùng một gốc cây, nhà khoa học thấy được tính chất và trạng thái của nói, bác làm vườn thấy sức sống của nó, chú thợ mộc thấy chất liệu của nó, anh hoạ sĩ thấy dáng vẻ của nó. Hay như trong Chí Phèo của Nam Cao, có người thì thấy Chí là một con người đáng thương không cha không mẹ, sống lang thang ở đầu đường xó chợ; có người lại cho rằng đó là một thằng đầu gấu chuyên đâm thuê chém mướn, rạch mặt ăn vạ; nhưng cũng có người sẽ nhìn ra bản chất lương thiện của y, vì xã hội đưa đẩy nên mới rơi vào con đường tù tội. Chính vì vậy, chúng ta không nên bác bỏ những cách nhìn nhận khác với nhìn nhận của bản thân về các vấn đề văn học hay đời sống, phải có cái nhìn đa chiều, toàn diện và sâu sắc hơn nữa.

Việc nhìn nhận những vấn đề từ nhiều góc độ sẽ mang đến cho chúng ta cái nhìn bao quát, toàn diện, đưa ta đến những suy nghĩ và hành động đúng đắn trong cuộc sống. Mỗi con người chúng ta, ai cũng có một cách nhìn người, nhìn đời khác nhau, biết phân biệt được đúng sai, tốt xấu,...Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ đánh giá mọi thứ chỉ bằng cách nhìn nhận riêng của mình thì sẽ gặp nhiều khúc mắc cũng như sai lầm. Hãy cố gắng mở mang tầm nhìn để thấy được những cái mới, cái tốt đẹp huy hoàng ở ngoài kia, để bồi đắp cho mình cái nhìn toàn diện. Đồng thời điều đó cũng giúp ta tránh những suy nghĩ, hành động lệch lạc. Steve Jobs đã không ngần ngại suy nghĩ về một sản phẩm khác biệt trong nhiều năm. Cuối cùng ông đã tạo ra được chiếc Iphone huyền thoại. Hay Truyện cười dân gian Việt Nam xưa “Thầy bói xem voi” đã từng nhắc chúng ta về hiện tượng này.Vì vậy chúng ta không nên độc đoán bác bỏ những cách nhìn nhận khác với cách nhìn của bản thân về các vấn đề văn học hay đời sống .

 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Từ những điều bài viết tham khảo gợi lên, theo bạn, muốn thực sự thuyết phục được người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, người viết phải đặc biệt lưu ý những điểm gì?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Vị thế của người thuyết phục có cần được thể hiện không? Nếu có nên thể hiện như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Khi triển khai nội dung thuyết phục, việc suy đoán về những lí lẽ phản bác của người được thuyết phục có ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Lạm dụng thuốc kháng sinh là một thói quen phổ biến của nhiều người hiện nay. Em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Một người bạn của em luôn luôn tin tưởng và hành động theo phương châm “im lặng là vàng”. Hãy viết bài văn nghị luận để thuyết phục người bạn đó cần nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm chưa?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Bài viết đã chỉ ra tác hại của thói quen và lợi ích của việc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động bằng các lí lẽ, bằng chứng nào? Các lí lẽ, bằng chứng ấy có được sắp xếp hợp lí không?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Quan điểm, thái độ của người viết về vấn đề có được thể hiện rõ ràng, nhất quán không?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu của người viết đã phù hợp với mục đích của bài luận hay chưa?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì khi thực hiện một bài luận tương tự?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Đề 1: Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại.

Đề 2: Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Trong giao tiếp xã hội, thuyết phục người khác là một kĩ năng cần không ngừng trau dồi, hoàn thiện. Hãy lập dàn ý cho bài viết về đề tài trên.

 
Xem lời giải >>
Bài 14 :

Những thói quen, quan niệm nào sau đây cần phải thay đổi, từ bỏ? Vì sao?

- Hút thuốc lá

- Trì hoãn trong công việc

- Đọc sách hằng ngày

- Chi tiêu không có kế hoạch

- Làm việc tuỳ hứng

- Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác

- Lãng phí thời gian

- Luôn phán xét người khác

- Chọn nghề kiếm được nhiều tiền

- Không chơi với những người học kém

- Dám chịu trách nhiệm về bản thân

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Đọc phần mở bài sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

a. Mở bài cho biết đối tượng người viết muốn thuyết phục trong bài văn là ai?

b. Người viết muốn thuyết phục về điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Để thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh, một HS dự định sử dụng các dẫn chứng sau đây:

Theo em, các dẫn chứng trên thuộc loại nào? Có thế sử dụng dẫn chứng này để làm rõ lí do nào khi thuyết phục mọi người cần từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Dựa vào kết quả thực hiện bài tập 1, hãy tự ra một đề bài về vấn đề thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm và lập dàn ý cho đề bài đó.

Xem lời giải >>