Đề bài

Một người bạn của em luôn luôn tin tưởng và hành động theo phương châm “im lặng là vàng”. Hãy viết bài văn nghị luận để thuyết phục người bạn đó cần nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn.

Phương pháp giải

- Đọc kĩ bài tập và xác định yêu cầu mà để đã chọn

- Nêu mục đích, đối tượng và cách thức thuyết phục.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

     Vàng được coi là một loại trang sức, kim loại vô cùng quý hiếm, chính vì vậy mà những thứ gì quý giá người xưa đều so sánh với vàng nhằm thể hiện sự quý giá của nó như "Thời gian là vàng" hay "Im lặng là vàng" nhằm thể hiện việc quan trọng của việc im lặng đúng lúc đúng chỗ, nhưng lúc nào cũng chọn sự im lặng vậy có tốt không?

     Câu nói đó muốn chúng ta cần phải biết giữ im lặng đúng nơi đúng chỗ, không nên can thiệp quá sâu vào công việc của ai đó, hoặc dốt nhưng lại thích thể hiện huênh hoang, nói nhiều càng lộ ra sự ngu dốt, thiếu học của mình, hoặc trong trường hợp gây gổ tranh cãi nổi nóng thì sự im lặng lại làm cho mọi việc tốt hơn. Khi mâu thuẫn đến, mỗi lời nói ra trong lúc không kiểm soát đều có thể trở thành những lưỡi dao gây tổn thương người khác. Bởi vậy, im lặng đôi khi còn giá trị hơn cả vạn lời nói...Dĩ nhiên, có phải trong tất cả tình huống, sự im lặng đều là vàng? Có nên im lặng trước cái ác, cái xấu; có nên im lặng trước cường quyền hay có nên im lặng trong các cuộc tranh luận khi mình có những suy nghĩ chín chắn, khách quan về vấn đề đó… Trong các tình huống đó mà mình im lặng tức là mình đánh mất bản thân và đang thỏa hiệp với cái ác, cái xấu. Vậy trường hợp nào nên im lặng? Pythagos từng nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói”. Còn Martin Luther King Jr lại phát biểu: “Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng”. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ nên im lặng và lên tiếng trong tình huống cụ thể nào, không nên là kẻ ngậm miệng ăn tiền, rồi im lặng cho cái xấu cái ác hoành hành trong xã hội làm cho đạo đức con người trở nên suy thoái, xuống dốc. Bởi trong cuộc sống, bên cạnh những cái hay cái đúng còn có những quan điểm, lời nói, hành động... sai trái cần lên án, tố cáo. Trong cơ quan, công sở có những kẻ tham ô, hối lộ. Ngoài đường ngoài chợ, có những tên buôn lậu, cướp giật. Trong lớp học, có những hành động tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá... Lúc ấy, nếu im lặng tức là đã tiếp tay cho cái ác, cái sai trái hoành hành. Lúc ấy im lặng là vô trách nhiệm, hèn nhát. Cũng có khi, trên đường có một cụ già đang run rẩy trước dòng người xuôi ngược, trong khi bạn đang lưỡng lự thì đã có một bạn khác nhanh chân hơn giúp cụ qua đường. Vậy là chỉ vì im lặng bạn đã lỡ mất cơ hội làm một việc tốt. Trong lớp học, thầy giáo đưa ra câu hỏi, bạn im lặng tức là đã đánh mất cơ hội để cất lên "tiếng nói của mình", cơ hội để thể hiện, cơ hội để thử sức. Những cơ hội, thời cơ nếu ta để lỡ thì sẽ mất đi vĩnh viễn. Khi ấy, im lặng là dại dột, ấu trĩ. Im lặng trong một cuộc thảo luận, tranh luận của tập thể để đi đến thống nhất một vấn đề chung còn nói lên con người bạn nó thiếu quan điểm biết nhường nào. Khi ấy, bạn rất dễ trở thành ba phải trong vô vàn những quan điểm, xu hướng. Như vậy là trong cuộc sống, cần phải biết xác định hoàn cảnh để im lặng hoặc phá vỡ im lặng đúng thời điểm.

     Chính vì vậy, trong cuộc sống cần phải biết cân bằng giữa im lặng và lên tiếng phá vỡ im lặng khi cần thiết, không phải lúc nào sự im lặng cũng là vàng cần phải biết cân nhắc tùy hoàn cảnh mà sử dụng quyền im lặng của mình. Hãy coi câu nói của Martin Luther King là một bài học, hãy xắn tay áo lên và hành động ngay từ hôm nay, bắt đầu từ những việc nhỏ bé nhất mà chúng ta có thể. Tôi tin rằng điều đó không phụ thuộc vào tuổi tác, mạnh yếu hay giàu nghèo, mà bất kì ai cũng làm được. Đừng bao giờ thỏa hiệp và làm ngơ trước cái xấu, bạn nhé!

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Từ những điều bài viết tham khảo gợi lên, theo bạn, muốn thực sự thuyết phục được người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, người viết phải đặc biệt lưu ý những điểm gì?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Vị thế của người thuyết phục có cần được thể hiện không? Nếu có nên thể hiện như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Khi triển khai nội dung thuyết phục, việc suy đoán về những lí lẽ phản bác của người được thuyết phục có ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Lạm dụng thuốc kháng sinh là một thói quen phổ biến của nhiều người hiện nay. Em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm chưa?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Bài viết đã chỉ ra tác hại của thói quen và lợi ích của việc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động bằng các lí lẽ, bằng chứng nào? Các lí lẽ, bằng chứng ấy có được sắp xếp hợp lí không?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Quan điểm, thái độ của người viết về vấn đề có được thể hiện rõ ràng, nhất quán không?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu của người viết đã phù hợp với mục đích của bài luận hay chưa?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì khi thực hiện một bài luận tương tự?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Đề 1: Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại.

Đề 2: Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích cho một người bạn của mình thấy rằng không nên độc đoán bác bỏ những cách nhìn nhận khác với cách nhìn nhận của bản thân về các vấn đề văn học hay đời sống.

 
Xem lời giải >>
Bài 13 :

Trong giao tiếp xã hội, thuyết phục người khác là một kĩ năng cần không ngừng trau dồi, hoàn thiện. Hãy lập dàn ý cho bài viết về đề tài trên.

 
Xem lời giải >>
Bài 14 :

Những thói quen, quan niệm nào sau đây cần phải thay đổi, từ bỏ? Vì sao?

- Hút thuốc lá

- Trì hoãn trong công việc

- Đọc sách hằng ngày

- Chi tiêu không có kế hoạch

- Làm việc tuỳ hứng

- Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác

- Lãng phí thời gian

- Luôn phán xét người khác

- Chọn nghề kiếm được nhiều tiền

- Không chơi với những người học kém

- Dám chịu trách nhiệm về bản thân

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Đọc phần mở bài sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

a. Mở bài cho biết đối tượng người viết muốn thuyết phục trong bài văn là ai?

b. Người viết muốn thuyết phục về điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Để thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh, một HS dự định sử dụng các dẫn chứng sau đây:

Theo em, các dẫn chứng trên thuộc loại nào? Có thế sử dụng dẫn chứng này để làm rõ lí do nào khi thuyết phục mọi người cần từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Dựa vào kết quả thực hiện bài tập 1, hãy tự ra một đề bài về vấn đề thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm và lập dàn ý cho đề bài đó.

Xem lời giải >>