Đề bài

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một số nét đặc sắc nghệ thuật của chùm Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới trong SGK Ngữ Văn 10, tập một (tr.11-13).

 

Phương pháp giải

- Xem lại nội dung và nghệ thuật củachùm Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng của bản thân để viết đoạn văn phân tích nét đặc sắc nghệ thuật.

 
Lời giải của GV Loigiaihay.com

Nhằm giải thích nguồn gốc vũ trụ, hiện tượng tự nhiên, sự hình thành muôn loài, con người cổ xưa đã sáng tạo nên các vị thần. Trong chùm Truyện về các vị thần sáng tạo ra thế giới có đề cập tới thần “Trụ Trời”, thần “Gió”, thần “Sét”. . .Đây là những nhân vật trung tâm đại diện cho sức mạnh của vũ trụ (Trời, Đất, Sông, Biển….), các thần đều có lai lịch, diện mạo, hành động, hoạt động và  quan hệ với nhau. Câu chuyện về các vị thần mặc dù được ra đời trong tư duy non nớt, thô sơ của người cổ xưa nhưng vẫn thể hiện được khát vọng chinh phục thiên nhiên, tinh thần yêu nước trong con người họ. Đặc biệt, chùm truyện đã thu hút, tạo được sức hấp dẫn với người đọc thông qua nghệ thuật miêu tả nhân vật độc đáo. Thần Trụ Trời ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt khi “trời đất chỉ là một mớ hỗn độn”, không gian “tối tăm, lạnh lẽo”. Với hình dạng khổng lồ, kích thước mang tầm vũ trụ “thân thể to lớn, không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như bây giờ là từ tỉnh này qua tỉnh nọ”, thần mang nhiệm vụ to lớn- cứu đỗi thế giới, phân tách trời đất thành hai cõi riêng biệt. Bên cạnh đó con người cổ xưa đã biết sử dụng các chi tiết phóng đại để tô đậm sức mạnh và vai trò của thần Trụ Trời, hình tượng hoá thần thành một người bất tử, trở thành Ngọc Hoàng với nhiệm vụ cai quản mọi việc trên trời đất. Truyện thần thoại “Thần Trụ Trời” ra đời vừa nhằm lí giải sự hình thành của trời đất, sông, núi, đá,…vừa cho thấy sự sáng tạo của người Việt cổ, góp phần làm phong phú nền văn hoá dân tộc.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Vấn đề chính được bàn luận là gì?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Bài nghị luận trên giúp người đọc có được hiểu biết gì về truyện ngắn Quà Giáng sinh?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tác giả bài viết đã triển khai các luận điểm theo trình tự nào?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Phân tích cảnh cho chữ - cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Phân tích và đánh giá nhân vật Dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài viết phân tích, đánh giá một truyện kể chưa? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Các luận điểm trong ngữ liệu được sắp xếp theo trình tự nào, có hợp lí không?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu đã có sự kết hợp giữa lí lẽ, bằng chứng như thế nào? Nêu ví dụ.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Bạn có nhận xét gì về cách người viết phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Người viết đã phân tích, đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật nào của truyện kể? Chúng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Từ ngữ liệu trên, bạn rút ra được những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện kể?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể (thần thoại, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện cổ tích) mà bạn yêu thích.

Xem lời giải >>
Bài 13 : Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của  truyện kể Ếch ngồi đáy giếng
Xem lời giải >>
Bài 14 :

Hãy lập dàn ý cho đề bài sau: Phân tích truyện thần thoại Tê-dê trong SGK Ngữ Văn 10, tập một (tr.38-42).

 
Xem lời giải >>
Bài 15 :

Bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện là gì?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Dưới đây là các bước cần thiết để viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện. Hãy sắp xếp các bước đó theo thứ tự phù hợp:

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Tìm ý cho đề văn: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Kiêu binh nổi loạn (Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái).

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Tìm ý cho đề văn: So sánh cách miêu tả, thể hiện nhân vật Trịnh Tông trong đoạn trích Kiêu binh nổi loạn và Quang Trung trong đoạn trích Quang trung đại phá quân Thanh (Hoàng Lê nhất thống trí – Ngô gia văn phái).

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Lập dàn ý cho đề văn: Phân tích tính cách hai nhân vật Trương Phi và Quan Công trong Hồi trống Cổ Thành (trích Tam quốc diễn nghĩa) của La Quán Trung.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Phân tích nhân vật My trong văn bản Bầu trời của người cha và từ đó thể hiện quan điểm/ thái độ của cá nhân đối với người sống giàu ước mơ và người sống thực tế

Xem lời giải >>