Đề bài

Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ Giễu người thi đỗ là gì? Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó?

Phương pháp giải :

Đọc kĩ phần Kiến thức Ngữ văn trong SGK

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết :

Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là đả kích. Những dấu hiệu thể hiện giọng điệu đả kích trong bài thơ:

+ Sử dụng những từ ngữ suồng sã, khinh thường: một đàn thằng hỏng, nó, đít, ngỏng,... thể hiện thái độ khinh ghét quyết liệt

+ Sử dụng hình ảnh có tính chất suồng sã, thô mộc: ngoi đít vịt, ngỏng đầu rồng, thể hiện sự phủ nhận gay gắt giá trị của nhân vật

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Bài thơ Giễu người thi đỗ có bố cục gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong hai câu thơ đầu bài thơ Giễu người thi đỗ , tác giả đã dùng những từ ngữ nào để gọi các sĩ tử? Nêu sắc thái nghĩa của các từ ngữ đó.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Phân tích tác dụng của phép đối được sử dụng trong bài thơ Giễu người thi đỗ.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Từ “bà đầm” trong bài thơ Giễu người thi đỗ có gì khác từ “mụ đầm” trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Vì sao các sĩ tử đỗ đạt lại trở thành đối tượng bị chế giễu trong bài thơ Giễu người thi đỗ?

Xem lời giải >>