Đề bài

Phân tích tác dụng của phép đối được sử dụng trong bài thơ Giễu người thi đỗ.

Phương pháp giải :

Áp dụng kiến thức thơ Đường luật

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết :

- Hình thức hai vế đối có vẻ ngược nhau (trên – dưới, bà – ông, đít – đầu, vịt - rồng) nhưng đều khắc họa những nhân vật đáng bị đem ra chế giễu, trào lộng.

- Cách sắp xếp bà đầm, trên ghế ở câu thơ trước; ông cử, dưới sân ở câu thơ sau lột tả được sự thảm hại đến đáng thương của cái “đầu rồng” đỗ đạt, ở vị trí thấp hơn cái mông của một nhân vật đại diện cho bè lũ thực dân ngoại bang dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Bài thơ Giễu người thi đỗ có bố cục gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong hai câu thơ đầu bài thơ Giễu người thi đỗ , tác giả đã dùng những từ ngữ nào để gọi các sĩ tử? Nêu sắc thái nghĩa của các từ ngữ đó.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Từ “bà đầm” trong bài thơ Giễu người thi đỗ có gì khác từ “mụ đầm” trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ Giễu người thi đỗ là gì? Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Vì sao các sĩ tử đỗ đạt lại trở thành đối tượng bị chế giễu trong bài thơ Giễu người thi đỗ?

Xem lời giải >>