Đề bài

Viết bài văn phân tích một nhân vật mà em thấy có ấn tượng sâu sắc tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc.

Phương pháp giải

- Nhân vật hoặc sự việc gây cho em nhiều ấn tượng trong đoạn trích, tác phẩm văn học là ai, sự việc nào (giới thiệu nhân vật, tóm tắt sự việc)?

- Nhân vật hay sự việc ấy để lại trong em những tình cảm, cảm xúc gì (yêu thích, cảm động, sung sướng hay buồn bã,...)?

- Nhân vật hay sự việc ấy gợi cho em những suy nghĩ, bài học gì (về những phẩm chất đáng quý, bài học làm người, kinh nghiệm sống,...)?

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Nhân vật gây cho em nhiều ấn tượng nhất trong đoạn trích Bạch tuộc là thuyền trưởng Nemo.

Mới đọc đoạn trích và biết sơ qua về Nemo, em đã thấy rất ngưỡng mộ con người này. Trong hình dung của em, thuyền trưởng Nemo là một người đàn ông cao lớn lực lưỡng, vầng trán cao và khuôn mặt lúc nào cũng đăm chiêu suy nghĩ. Ông đã tự mình sáng chế và điều khiển cả con tàu khổng lồ, cùng tất cả anh em bạn bè trên thuyền vượt qua bao nguy hiểm khó khăn để khám phá đại dương rộng lớn.

Qua cách hành xử và nói năng của Nemo, có thể thấy ông là một người dũng cảm và vị tha. Không phải ai cũng dám lặn xuống tận đáy đại dương trên một con tàu lớn và đặt tính mạng của mình vào trạng thái nguy hiểm như vậy. Khi chiến đấu với con bạch tuộc khổng lồ, Nemo cũng không nề hà khó khăn nguy cấp, lăn xả chiến đấu cùng đồng đội và giành được chiến thắng. Cuối trận chiến, khi một người đồng đội chẳng may hi sinh, thuyền trưởng đã tỏ ra vô cùng buồn bã và quyết tâm làm gì đó để bù đắp cho người đó. Đây cũng chính là chi tiết khiến em cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ vị thuyền trưởng dũng cảm và luôn sống vì người khác. Bên cạnh đó, trận chiến khốc liệt với con quái thú khổng lồ cũng khơi gợi cảm giác nể phục, tự hào về sức mạnh của con người trước biển cả nói riêng, thiên nhiên rộng lớn nói chung.

Theo dõi những hành động và lời nói của thuyền trưởng, chứng kiến cuộc chiến đấu khốc liệt đầy anh dũng, em cảm thấy như được tiếp thêm sức mạnh để kiên cường đối mặt với khó khăn. Cách Nemo sống vì người khác cũng dạy cho em bài học về việc yêu thương, đùm bọc với bạn bè xung quanh, kề vai sát cánh vượt qua hiểm nguy gian khổ.

Tóm lại, thuyền trưởng Nemo chính là biểu tượng về lòng dũng cảm và vị tha trong em. Câu chuyện về người đàn ông thông minh, gan dạ này đã truyền cho em cảm hứng để sống tích cực và mạnh mẽ hơn, không ngại gian lao thử thách.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Từ sơ đồ gợi ý ở bài tập 1, hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) tóm tắt văn bản truyện mà em lựa chọn

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Từ sơ đồ gợi ý ở bài tập 1, hãy viết đoạn văn (khoảng 13 - 15 câu) tóm tắt văn bản truyện mà em lựa chọn

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Khi làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, cần lưu ý điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có đặc điểm gì?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ, trình bày cảm xúc của em về một trong hai bài thơ Về mùa xoài mẹ thích (Thanh Nguyên) và Mục đồng ngủ trên cát trắng (Trần Quốc Toàn).

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Khi viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử, em cần đáp ứng những yêu cầu nào đối với kiểu bài?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nhận xét về mức độ đáp ứng các yêu cầu đối với kiểu bài của văn bản Thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Thực hiện các yêu cầu dưới đây với đề bài: Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện trong công cuộc khai khẩn mở mang vùng đất mới hay phát triển ngành nghề truyền thống tại địa phương mà em biết

a. Xác định đề tài và nêu cách thu thập tư liệu đối với đề bài.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

b. Đặt một số câu hỏi đề tìm ý cho bài viết theo yêu cầu của đề bài.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

c. Lập dàn ý cho bài viết và tự nhận xét về mức độ phủ hợp giữa dàn ý với yêu cầu của đề bài.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

d. Viết đoạn văn mở bài và đoạn văn khoảng 200 chữ triển khai một ý chính trong phần thân bài.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

đ. Dựa vào bảng kiểm trong SGK để đánh giá, nhận xét hai đoạn văn đã viết và rút kinh nghiệm để viết các đoạn còn lại nhằm hoàn chỉnh bài viết khi có điều kiện.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây (ở đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng của Đoàn Giỏi). Các từ đó được sử dụng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì trong việc phản ánh con người, sự vật?

a) Tía thấy con ngủ say, tía không gọi.

b) Điều đó, má nuôi tôi quả quyết

c) Chú em cầm hộ lọ muối chỗ vách kia đưa giùm qua chút!

d) Bả không thua anh em ta một bước nào đâu.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Những từ nào trong các câu dưới đây là từ địa phương? Chúng được sử dụng ở vùng miền nào? Giải thích nghĩa của các từ địa phương đó và nêu tác dụng của việc sử dụng chúng trong đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng).

a) Ai tưởng tượng ra đầu tiên hình dáng các hòn núi nở hẳn là mắt tiên, cha nhể?

b) Đền ni thờ một ông quan đời nhà Lý đó, con ạ.

c) Việc đời đã dở dận, mi lại “thông minh” dở dận nốt.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tìm các từ địa phương trong những dòng thơ dưới đây của Tố Hữu. Cho biết các từ đó được dùng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì đối với việc phản ánh con người, sự vật, sự việc ở địa phương.

a) Bầm ơi có rét không bầm?

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.

b) Anh ạ, từ hôm Tết tới nay

Giặc đi ruồng bố suốt đêm ngày

c) Bây chừ sông nước về ta

Đi khơi đi lộng, thuyền ra thuyền vào. [...]

    Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:

Cở rằng ông cũng ưng cho me chèo?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Thế nào là bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử? Để viết được bài văn theo yêu cầu này, cần chú ý những gì?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Viết bài văn kể về một câu chuyện có thật của người thân trong gia đình hoặc một người nổi tiếng ở địa phương em.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Hãy kể chuyện về một nhân vật lịch sử mà em yêu thích.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn trong SGK, em hãy giải nghĩa của các yếu tố Hán Việt sau: quốc, gia, biến, hội, hữu, hoá.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Giải thích ý nghĩa của các từ Hán Việt in đậm trong đoạn văn sau:

Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và lòng yêu đời tha thiết. Cái suy nghĩ “say đắm đuối” và “non xanh” mơn mởn đã hoà vào nhau thành những bản tình ca réo rắt. Đó không chỉ là tình yêu mà còn là khúc hát giao hoà của con người và thiên nhiên, cuộc sống. “Vội vàng”, mà đặc biệt là những câu thơ cuối bài, bằng bút pháp sôi nổi, rạo rực và đầy biến hoá, đã thể hiện rõ cái chất mãnh liệt, nồng nàn, rất riêng của Xuân Diệu.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Đặt câu với các từ in đậm trong đoạn văn ở bài tập 2.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Trình bày khái niệm và yêu cầu của kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Nêu bố cục của kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Trình bày kinh nghiệm của em khi viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Thực hiện đề bài sau:

Câu lạc bộ văn học trường em tổ chức cuộc thi viết với đề tài “Nhân vật văn học thay đổi cách nhìn của tôi về cuộc sống”. Em hãy viết bài văn khoảng 500 đến 600 chữ, phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học đã làm thay đổi cách nhìn của bản thân về cuộc sống để gửi tham dự cuộc thi.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Điền thông tin vào các mục dưới đây để chuẩn bị nội dung chính cho bài tóm tắt văn bản (tự chọn) theo những yêu cầu khác nhau về độ dài:

Văn bản được tóm tắt:

1. Nội dung cốt lõi của văn bản:

2. Ý chính của từng phần trong văn bản:

- Bối cảnh thời gian và không gian:

- Các nhân vật:

- Các sự việc chính:

3. Một số từ ngữ quan trọng của văn bản:

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Trình bày những yêu câu của bài văn biểu cảm về con người, sự việc

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Trình bày những yêu câu của bài văn biểu cảm về con người, sự việc

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Khi viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc, làm thế nào để thể hiện tình cảm của người viết một cách chân thực, thuyết phục?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Vẽ sơ đồ dàn ý cho đề bài sau:

Hãy viết một bài văn biểu cảm (độ dài khoảng 400 từ) về một người bạn hoặc về một kỉ niệm sâu sắc của em.

Xem lời giải >>