Đề bài

Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ, trình bày cảm xúc của em về một trong hai bài thơ Về mùa xoài mẹ thích (Thanh Nguyên) và Mục đồng ngủ trên cát trắng (Trần Quốc Toàn).

Phương pháp giải

Đọc lại hai bài thơ Về mùa xoài mẹ thích (Thanh Nguyên) và Mục đồng ngủ trên cát trắng (Trần Quốc Toàn), tóm tắt những ý chính và xây dựng dàn ý bài viết.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

* Các em thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

- Xác định đề tài bằng cách trả lời những câu hỏi như: Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu?

- Thu thập tư liệu bằng cách xác định những thông tin cẩn tìm và tìm những thông tin ấy ở đâu?

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý bằng cách:

- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ và xác định những cảm xúc mà văn bản đã gợi cho em.

- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả bài thơ đã sử dụng.

- Xác định chủ đề của bài thơ.

- Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.

- Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên.

Lập dàn ý: Hãy sắp xếp những ý đã nêu thành dàn ý của đoạn văn theo mẫu gợi ý trong SGK.

Bước 3: Viết bài

Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần bảo đảm các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Dựa vào bảng kiểm trong SGK để xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Đoạn văn mẫu :

Trong kho tàng thi ca Việt Nam từ xưa đến nay có rất nhiều bài hay và xúc động viết về mẹ, trong đó không thể không kể đến bài “Về mùa xoài mẹ thích” của Thanh Nguyên. Bài thơ mở đầu từ hình ảnh mộc mạc, thân thương của “quả xoài xưa Mẹ thích” với hương thơm chín nức, quả bé tròn tròn, ngọt lịm, xoài mang hình quả tim, hột xoài trong suốt - hạt mưa đầu mùa, vỏ xoài - cảnh hoàng lan, … Tất cả những hình ảnh ấy được hiện lên qua sự hoài niệm ngọt ngào của người con. Những gì thuộc về mẹ là một vùng kí ức ngọt ngào, thiêng liêng đối với tác giả. Hình ảnh người mẹ hiền hậu, dịu dàng, lam lũ cả đời, chắt chiu khó nhọc vì con và đặc biệt là rất gần gũi, thương yêu con cái. Điều đó được tác giả thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh như: “xoài mang hình quả tim - đấy lòng Mẹ ngọt mềm”, “Nghe hương xoài bay theo/ từng bước chân của Mẹ/ thơm lựng vào lời kể/ những câu chuyện đời xưa ”.... Qua việc hồi tưởng về những kí ức gắn liền với cây xoài của mẹ, tác giả thể hiện sự yêu thương, kính trọng dành cho người mẹ của mình và cả những tiếc nuối, hụt hẫng, buồn bã trước sự ra đi của mẹ. Từ dó gửi gắm cho chúng ta thông điệp quý giá: Kí ức ngọt ngào, quý giá về những người thân yêu có thể gắn liền với những điều thật giản đị, gần gũi, nhỏ bé...

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Từ sơ đồ gợi ý ở bài tập 1, hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) tóm tắt văn bản truyện mà em lựa chọn

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Từ sơ đồ gợi ý ở bài tập 1, hãy viết đoạn văn (khoảng 13 - 15 câu) tóm tắt văn bản truyện mà em lựa chọn

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Khi làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, cần lưu ý điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có đặc điểm gì?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Khi viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử, em cần đáp ứng những yêu cầu nào đối với kiểu bài?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nhận xét về mức độ đáp ứng các yêu cầu đối với kiểu bài của văn bản Thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Thực hiện các yêu cầu dưới đây với đề bài: Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện trong công cuộc khai khẩn mở mang vùng đất mới hay phát triển ngành nghề truyền thống tại địa phương mà em biết

a. Xác định đề tài và nêu cách thu thập tư liệu đối với đề bài.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

b. Đặt một số câu hỏi đề tìm ý cho bài viết theo yêu cầu của đề bài.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

c. Lập dàn ý cho bài viết và tự nhận xét về mức độ phủ hợp giữa dàn ý với yêu cầu của đề bài.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

d. Viết đoạn văn mở bài và đoạn văn khoảng 200 chữ triển khai một ý chính trong phần thân bài.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

đ. Dựa vào bảng kiểm trong SGK để đánh giá, nhận xét hai đoạn văn đã viết và rút kinh nghiệm để viết các đoạn còn lại nhằm hoàn chỉnh bài viết khi có điều kiện.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây (ở đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng của Đoàn Giỏi). Các từ đó được sử dụng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì trong việc phản ánh con người, sự vật?

a) Tía thấy con ngủ say, tía không gọi.

b) Điều đó, má nuôi tôi quả quyết

c) Chú em cầm hộ lọ muối chỗ vách kia đưa giùm qua chút!

d) Bả không thua anh em ta một bước nào đâu.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Những từ nào trong các câu dưới đây là từ địa phương? Chúng được sử dụng ở vùng miền nào? Giải thích nghĩa của các từ địa phương đó và nêu tác dụng của việc sử dụng chúng trong đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng).

a) Ai tưởng tượng ra đầu tiên hình dáng các hòn núi nở hẳn là mắt tiên, cha nhể?

b) Đền ni thờ một ông quan đời nhà Lý đó, con ạ.

c) Việc đời đã dở dận, mi lại “thông minh” dở dận nốt.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tìm các từ địa phương trong những dòng thơ dưới đây của Tố Hữu. Cho biết các từ đó được dùng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì đối với việc phản ánh con người, sự vật, sự việc ở địa phương.

a) Bầm ơi có rét không bầm?

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.

b) Anh ạ, từ hôm Tết tới nay

Giặc đi ruồng bố suốt đêm ngày

c) Bây chừ sông nước về ta

Đi khơi đi lộng, thuyền ra thuyền vào. [...]

    Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:

Cở rằng ông cũng ưng cho me chèo?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Thế nào là bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử? Để viết được bài văn theo yêu cầu này, cần chú ý những gì?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Viết bài văn kể về một câu chuyện có thật của người thân trong gia đình hoặc một người nổi tiếng ở địa phương em.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Hãy kể chuyện về một nhân vật lịch sử mà em yêu thích.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn trong SGK, em hãy giải nghĩa của các yếu tố Hán Việt sau: quốc, gia, biến, hội, hữu, hoá.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Giải thích ý nghĩa của các từ Hán Việt in đậm trong đoạn văn sau:

Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và lòng yêu đời tha thiết. Cái suy nghĩ “say đắm đuối” và “non xanh” mơn mởn đã hoà vào nhau thành những bản tình ca réo rắt. Đó không chỉ là tình yêu mà còn là khúc hát giao hoà của con người và thiên nhiên, cuộc sống. “Vội vàng”, mà đặc biệt là những câu thơ cuối bài, bằng bút pháp sôi nổi, rạo rực và đầy biến hoá, đã thể hiện rõ cái chất mãnh liệt, nồng nàn, rất riêng của Xuân Diệu.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Đặt câu với các từ in đậm trong đoạn văn ở bài tập 2.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Trình bày khái niệm và yêu cầu của kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Nêu bố cục của kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Trình bày kinh nghiệm của em khi viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Thực hiện đề bài sau:

Câu lạc bộ văn học trường em tổ chức cuộc thi viết với đề tài “Nhân vật văn học thay đổi cách nhìn của tôi về cuộc sống”. Em hãy viết bài văn khoảng 500 đến 600 chữ, phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học đã làm thay đổi cách nhìn của bản thân về cuộc sống để gửi tham dự cuộc thi.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Điền thông tin vào các mục dưới đây để chuẩn bị nội dung chính cho bài tóm tắt văn bản (tự chọn) theo những yêu cầu khác nhau về độ dài:

Văn bản được tóm tắt:

1. Nội dung cốt lõi của văn bản:

2. Ý chính của từng phần trong văn bản:

- Bối cảnh thời gian và không gian:

- Các nhân vật:

- Các sự việc chính:

3. Một số từ ngữ quan trọng của văn bản:

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Trình bày những yêu câu của bài văn biểu cảm về con người, sự việc

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Trình bày những yêu câu của bài văn biểu cảm về con người, sự việc

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Khi viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc, làm thế nào để thể hiện tình cảm của người viết một cách chân thực, thuyết phục?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Vẽ sơ đồ dàn ý cho đề bài sau:

Hãy viết một bài văn biểu cảm (độ dài khoảng 400 từ) về một người bạn hoặc về một kỉ niệm sâu sắc của em.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Em hãy làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ về chủ đề tình cảm gia đình.

Xem lời giải >>