Đề bài

Văn bản Chiếu dời đô thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm như thế nào?

Phương pháp giải :

Trả lời theo ý hiểu

Lời giải chi tiết :

Văn bản Chiếu dời đó có sự kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm. Quan hệ giữa lí trí và tình cảm trong văn bản là quan hệ gắn bó, tương hỗ . Điều đó có thể thấy rõ qua những lí lẽ, lập luận của Lý Công Uẩn: 

- Là một ông vua, người nắm trong tay mọi quyền hành, Lý Công Uẩn hoàn toàn có thể ra lệnh tiến hành việc dời đô mà không cần phải hỏi ý kiến mọi người. Những nhà vua vẫn bàn luận với quần thần về quyết định quan trọng của mình với một thái độ dân chủ, tôn trọng người khác trên cơ sở vì quyền lợi chung của dân tộc. Vì vậy, ông đã viết bài chiếu với một thái độ nhã nhặn, tình cảm, cùng quần thần thảo luận để đi đến một quyết định hợp tình, hợp lí nhất với mục đích cao cả là mong muốn đưa đất nước phát triển một cách phồn thịnh.

+ Ông đã phân tích mọi lẽ thiệt hơn về việc dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, thấy rõ việc cát cứ không chịu dời đô của các triều đại trước là một việc làm đem lại nhiều thiệt hại cho đất nước. Nhà vua thể hiện quan điểm dứt khoát của mình “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đô.".

+ Sau khi phân tích cho mọi người thấy rõ lợi ích của việc dời đô về thành Đại La, nhà vua hỏi ý kiến mọi người với một thái độ tin tưởng vào sự sáng suốt của họ: “Trầm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”

- Thái độ cầu thị, dân chủ của bậc quân vương đã thuyết phục được mọi người về cả lí, cả tình, kể cả với những kẻ chống đối ông.

- Mọi hành động và suy nghĩ của Lý Công Uẩn là vì đất nước, vì cuộc sống của muôn dân nên được đại đa số quần thần và người dân ủng hộ. 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đọc trước văn bản Chiếu dời đô; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lý Công Uẩn giúp cho việc đọc hiểu văn bản này.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tác giả văn bản Chiếu dời đô nêu lên việc dời đô của các triều đại xưa nhằm mục đích gì?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Theo văn bản Chiếu dời đô, Thành Đại La có lợi thế như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Câu hỏi kết thúc văn bản Chiếu dời đô thể hiện điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Bài Chiếu dời đô viết về sự kiện gì? Tại sao vua Lý Công Uẩn lại phải dùng thể chiếu?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Dựa vào nội dung phần (1) và (2) của bài chiếu Chiếu dời đô, hãy trình bày lí do cần dời đô.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong phần (3) của bài chiếu Chiếu dời đô, để thuyết phục triều đình về việc chọn kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Văn bản Chiếu dời đô thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Văn bản Chiếu dời đô gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tác giả viện dẫn sử sách nói về việc dời đô của các vua đời xưa ở Trung Quốc trong Chiếu dời đô nhằm mục đích gì?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để chứng minh kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê không còn phù hợp nữa trong văn bản Chiếu dời đô?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào trong văn bản Chiếu dời đô để khẳng định thành Đại La xứng đáng là nơi đóng đô?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Là một văn bản nghị luận, những điều gì tạo nên sức thuyết phục của Chiếu dời đô?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn. 

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Trước khi trình bày lí do dời đô trong văn bản Chiếu dời đô , Lý Công Uẩn dẫn sử sách nói về việc các vua Thương, Chu bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc thiên đô nhằm mục đích gì? 

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Dựa vào nội dung phần (1) và (2) của bài chiếu Chiếu dời đô , hãy trình bày lí do cần dời đô. 

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Trong phần (3) của bài chiếu Chiếu dời đô , để thuyết phục triều đình về việc chọn kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Tại sao có thể nói sự kiện dời đô của Lý Công Uẩn đã “đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc và lịch sử của kinh đô Thăng Long, chứng tỏ bản lĩnh và sự lớn mạnh, trưởng thành của dân tộc trên bước đường phát triển của mình” (Ngữ văn 8, tập một, trang 118). 

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Qua hai văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, em hãy nêu lên sự giống nhau và khác nhau giữa hai thể loại chiếu và hịch. 

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Lý Công Uẩn đã viện dẫn sử sách nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc dời đô nhằm mục đích:…

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Theo Lý Công Uẩn trong Chiếu dời đô, kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê không còn phù hợp vì:…

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Theo Lý Công Uẩn trong Chiếu dời đô, Đại La có nhiều ưu thế để chọn làm nơi đóng đô. Những ưu thế đó là…

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Lý Công Uẩn kết thúc bài Chiếu dời đô bằng một câu hỏi. Bằng hình thức sử dụng câu hỏi như vậy, Lý Công Uẩn muốn thể hiện thái độ…

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Chiếu dời đô là một áng văn nghị luận giàu sức thuyết phục bởi:…

Xem lời giải >>