Bài thơ Mộng đắc thái liên có sự kết hợp cả bút pháp tự sự và trữ tình. Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể của hai bút pháp đó và lí giải khái quát về cảm hứng sáng tác của tác giả.
Đọc kĩ bài thơ để chỉ ra biểu hiện cụ thể cho sự kết hợp cả bút pháp tự sự và trữ tình.
- Sự kết hợp cả bút pháp tự sự và trữ tình:
+ Bút pháp tự sự: miêu tả chi tiết cảnh đi hái sen Hồ Tây (nhân vật, địa điểm, thời gian, khung cảnh,..); miêu tả động tác hái sen; kể chuyện hẹn cô hàng xóm cùng đi hái sen;...
+ Bút pháp trữ tình: hình ảnh sinh động, lãng mạn, tươi sáng (váy cánh bướm, mặt nước xao động, tiếng cười nói; tơ sen vấn vương, lá sen xanh, hoa sen kiều diễm nõn nà,...); hệ thống các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ; lối ví von tình tứ đậm chất dân ca; câu hỏi tu từ;...
- Cảm hứng sáng tác của tác giả: hồi ức, hoài niệm (giấc mơ) về thời tuổi trẻ sôi nổi, đắm say; tình cảm nam nữ – tình yêu lứa đôi lãng mạn dạt dào; tứ thơ gợi hứng từ việc hẹn hò cùng người đẹp đi hái sen và khung cảnh hái sen để nói đến sự nâng niu, trân trọng cái đẹp và cuộc sống.
Các bài tập cùng chuyên đề
Đề tài, cảm hứng sáng tác của văn bản Mộng đắc thái liên
Thể thơ ngũ ngôn và thi liệu được sử dụng trong bài thơ Mộng đắc thái liên
Chất trữ tình và các yếu tố nghệ thuật độc đáo trong bài thơ Mộng đắc thái liên
Tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn và tinh tế của nhà thơ qua bài thơ Mộng đắc thái liên
Sưu tầm một số câu ca dao, câu thơ,... viết về hình ảnh cây sen, hoa sen. Nêu nhận xét về cách khai thác vẻ đẹp, phẩm chất,... của cây sen, hoa sen mà nội dung các câu ca dao, câu thơ,... đó đề cập.
Chỉ ra mối liên hệ giữa nhân vật trữ tình trong bài thơ Mộng đắc thái liên và các hình ảnh liên quan đến cây sen.
Quan hệ đối về ý trong khổ thơ thứ tư bài Mộng đắc thái liên gợi cho bạn suy nghĩ gì về cách nhìn nhận đối với các hiện tượng trong tự nhiên và đời sống?
Theo bạn, những ý thơ nào trong bài thơ Mộng đắc thái liên có sự liên hệ về nghĩa với câu thơ “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng?" trong Truyện Kiều?
Bạn có cảm nhận như thế nào về đời sống tâm hồn của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm Mộng đắc thái liên?