Quan hệ đối về ý trong khổ thơ thứ tư bài Mộng đắc thái liên gợi cho bạn suy nghĩ gì về cách nhìn nhận đối với các hiện tượng trong tự nhiên và đời sống?
Đọc kĩ khổ thơ thứ tư để đưa ra suy nghĩ về cách nhìn nhận đối với các hiện tượng trong tự nhiên và đời sống.
- Hai câu đầu của khổ thơ thứ tư thể hiện trực tiếp một sự thật có tính đối lập: “Ai cũng chỉ thích hoa sen,/ Còn cọng hoa mấy ai thích" Hoa là bộ phận chứa đựng phần tinh tuý của cây sen, được người đời ưa chuộng, thưởng lãm. Búp sen xanh, cánh sen hồng, nhụỵ sen vàng, hương sen ngát,.. là những điều dễ thấy, dễ cảm. Còn cọng sen là phần nâng đỡ bông sen thì mảnh khảnh, có phần xù xì,... quả là ít người để ý tới chứ chưa nói là được yêu thích.
- “Phát hiện” đặc biệt của tác giả về cọng sen/ thân sen được lí giải ở hai câu sau của khổ thơ: “Thân sen ẩn tơ bền,/ Vấn vương không dứt được”. Hàng trăm sợi tơ mong manh ẩn bên trong thân sen xù xì như những mạch máu nối kết ngó sen (phần ẩn dưới bùn) với đài sen, hoa sen hoá ra là bộ phận quyết định làm nên đặc tính và “sức sống” của sen. Tơ sen khó thấy, như”tơ duyên” làm nên mọi gắn kết.
- Trong tự nhiên và đời sống cũng thường có những hiện tượng, biểu hiện tương tự. Cái đặc chất tinh khiết, nhỏ bé nhưng quý giá đôi khi ẩn sâu giấu kín. Cần phải có con mắt tinh tường, sự thấu hiểu bản chất ở bên trong hiện tượng; đôi khi cần cả sự nhạy cảm của tâm hồn, sự tinh tế của suy tư,... mới có thể nhận biết được.
Các bài tập cùng chuyên đề
Đề tài, cảm hứng sáng tác của văn bản Mộng đắc thái liên
Thể thơ ngũ ngôn và thi liệu được sử dụng trong bài thơ Mộng đắc thái liên
Chất trữ tình và các yếu tố nghệ thuật độc đáo trong bài thơ Mộng đắc thái liên
Tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn và tinh tế của nhà thơ qua bài thơ Mộng đắc thái liên
Sưu tầm một số câu ca dao, câu thơ,... viết về hình ảnh cây sen, hoa sen. Nêu nhận xét về cách khai thác vẻ đẹp, phẩm chất,... của cây sen, hoa sen mà nội dung các câu ca dao, câu thơ,... đó đề cập.
Chỉ ra mối liên hệ giữa nhân vật trữ tình trong bài thơ Mộng đắc thái liên và các hình ảnh liên quan đến cây sen.
Theo bạn, những ý thơ nào trong bài thơ Mộng đắc thái liên có sự liên hệ về nghĩa với câu thơ “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng?" trong Truyện Kiều?
Bài thơ Mộng đắc thái liên có sự kết hợp cả bút pháp tự sự và trữ tình. Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể của hai bút pháp đó và lí giải khái quát về cảm hứng sáng tác của tác giả.
Bạn có cảm nhận như thế nào về đời sống tâm hồn của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm Mộng đắc thái liên?