Đề bài

Sưu tầm các thông tin và tranh ảnh về các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam như bò xám, sao la, hổ, chim trĩ, rùa biển,…

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Sao la là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống trong vùng núi rừng Trường Sơn tại Việt Nam được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1996. Sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam. Sao la sống trong các khu rừng rậm chủ yếu gần nơi có suối trên độ cao 200 – 600 m trên mực nước biển dọc dãy Trường Sơn, vào mùa đông, sao la sẽ di cư xuống những vùng đất thấp hơn để tránh rét. Vì ít khi được quan sát nên khoa học không biết nhiều về tập quán sinh sống của chúng.

- Chim trĩ đực trưởng thành có vẻ ngoài tuyệt đẹp với bộ lông đen ánh tím thẫm. Chim cái trưởng thành có kích thước nhỏ hơn chim đực với bộ lông màu hung nâu tối, ít nổi bật hơn. Chim trĩ ăn hạt, thóc, côn trùng.

Chim trĩ Việt Nam là loài đặc hữu của 3 tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thừa Thiên – Huế, chủ yếu xuất hiện trong và quanh Khu BTTN Kẻ Gỗ. Tổng diện tích nơi sinh sống rất nhỏ, chỉ khoảng 2.900 km2 và bị phân mảnh trầm trọng.

Chim trĩ Việt Nam được xếp hạng nguy cấp trong Sách Đỏ của IUCN với số lượng cá thể trưởng thành còn lại chỉ còn dưới 2.499 con (số liệu năm 1995). Số lượng này tiếp tục suy giảm do tình trạng tàn phá môi trường rừng đất thấp đặc hữu của loài chim trĩ để nhường chỗ cho canh tác lúa. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác lá cọ, gỗ, mây để gia tăng thu nhập của người dân địa phương cùng áp lực từ hoạt động săn bắn cũng là những thách thức lớn đối với loài chim này.

- Hổ Đông Dương có thể sống được trong môi trường rừng, đồng cỏ, núi và đồi. Tuy nhiên, chúng thích phần lớn các sinh cảnh rừng như rừng mưa nhiệt đới, rừng thường xanh, rừng rụng lá, rừng lá rộng khô cận nhiệt đới và nhiệt đới.

Hổ Đông Dương được phân bố ở Myanmar, Thái Lan và Lào. Chúng đã không còn được ghi nhận tồn tại trong môi trường hoang dã ở Việt Nam kể từ năm 1997. Dữ liệu có sẵn cho thấy không còn nhiều con hổ được sinh sản ở Campuchia, Việt Nam và Trung Quốc. Vườn quốc gia Pù Mát ở Việt Nam hiện có 17 cá thể hổ Đông Dương.

 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Sự tồn tại của bất cứ loài sinh vật nào cũng đóng một vai trò nhất định trong tự nhiên và góp phần tạo nên đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng như thế nào và tại sao phải bảo vệ đa dạng sinh học?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Quan sát Hình 38.1 và 38.2 hãy lấy ví dụ về đa dạng loài ở thực vật, động vật.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Quan sát hình 38.3 và cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu loài sau trong hình bị giảm số lượng hoặc biến mất.

1. Cú mèo

2. Thực vật

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Kể tên các loài thực phẩm và đồ dùng của con người có nguồn gốc từ động vật và thực vật.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Quan sát hình 38.7 và nêu các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Kể thêm các hoạt động khác của con người có thể gây suy giảm đa dạng sinh học.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Quan sát hình 38.8 và cho biết:

a) Phá rừng gây suy giảm đa dạng sinh học như thế nào? Phân tích những tác hại do suy giảm đa dạng sinh học từ việc phá rừng có thể gây ra.

b) Nêu thêm những tác hại khác của suy giảm đa dạng sinh học, từ đó cho biết vì sao cần phải bảo vệ đa dạng sinh học.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Quan sát hình 38.9, nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học và tác dụng của mỗi biện pháp đó. Kể thêm các biện pháp khác.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Thực hiện tuyên truyền và thực hiện các Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo về và phát triển rừng, ...

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trưng bày, giới thiệu với bạn mẫu vật và ảnh chụp các loài động vật, thực vật quan sát được. Có thể lựa chọn các hình thức sau: tập san, hộp bí mật, … để hoàn thành sản phẩm của nhóm.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Quan sát hình 24.2 và nhận xét sự đa dạng sinh học ở mỗi khu vực.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Giải thích tại sao có khu vực đa dạng sinh học cao nhưng có khu vực lại có đa dạng sinh học thấp.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Lấy ví dụ chứng minh vai trò của đa dạng sinh học sau đây: 

- Cung cấp nhiên liệu, gỗ; dược liệu; thực phẩm;

- Tham quan du lịch sinh thái;

- Nơi học tập, nghiên cứu sinh vật.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

a) Quan sát hình 25.1 và cho biết cần chuẩn bị những dụng cụ, thiết bị gì khi đi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

b) Nêu cách sử dụng các dụng cụ quan sát trong hình 25.1.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Khi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên, em cần chú ý điều gì để giữ an toàn cho bản thân và người khác.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Dựa vào phiếu nhiệm vụ sau đây, hãy cho biết em cần làm gì và ghi chép những thông tin gì khi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Tìm hiểu sự đa dạng sinh vật ở địa phương em và làm báo cáo thuyết trình.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Nhận xét về mức độ đa dạng số lượng loài ở các môi trường sống khác nhau theo gợi ý trong bảng 14.2.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Kể tên những môi trường sống của sinh vật có ở địa phương em (ví dụ: rừng, ao,...) và lấy ví dụ các sinh vật sống trong mỗi môi trường đó.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tìm hiểu về những hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (ngày 22/5).

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Tìm hiểu và kể tên những loài đang bị suy giảm về số lượng. Nêu nguyên nhân và biện pháp bảo vệ các loài đó.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Nêu một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học đang được thực hiện ở địa phương em.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Em sẽ làm gì để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Vì sao cần bảo tồn đa dạng sinh học? 

Xem lời giải >>
Bài 25 :

  Lấy ví dụ về một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Kể tên một số khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển hoặc vườn quốc gia ở Việt Nam.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Lấy ví dụ về nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và hậu quả.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Hãy sưu tầm tranh ảnh về các loài thú quý hiếm và viết khẩu hiệu tuyên truyền để bảo vệ chúng.

Xem lời giải >>