Đề bài

Nêu một số mốc lịch sử quan trọng của môn Bóng rổ trên thế giới và ở Việt Nam.

Phương pháp giải

- Đọc kỹ phần 1. Sơ lược về lịch sử môn Bóng rổ ( SGK trang 15 ).

- Nêu ra một số mốc lịch sử quan trọng của môn Bóng rổ trên thế giới và ở Việt Nam.

 
Lời giải của GV Loigiaihay.com

*Một số mốc lịch sử của Bóng rổ thế giới:

- Ngày 18/6/1932, Liên đoàn Bóng rổ quốc tế (FIBA – Viết tắt của từ tiếng Pháp Fesderation Internationale de Basket-ball, tên gọi tiếng anh là International Basketball Federation) được thành lập tại Thụy Sĩ.

- Năm 1936, Bóng rổ nam được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của Đại hội Olympic lần thứ 11, tại Đức.

- Năm 1972, Bóng rổ nữ được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của Đại hội Olympic lần thứ 21, tại Canada.

- Năm 2021, Bóng rổ 3 × 3 lần đầu tiên được đưa vào Olympic Tokyo 2020 tại Nhật Bản.

- Hiện nay, môn thể thao Bóng rổ đã phát triển lan rộng ra toàn thế giới. Số lượng thành viên tham gia FIBA lên tới 212 quốc gia.

*Một số mốc lịch sử của Bóng rổ Việt Nam:

- Bóng rổ du nhập Việt Nam từ khoảng những năm 1930.

 

- Ngày 15/5/1992, Hội Bóng rổ Việt Nam được thành lập. Đến tháng 11/1992, Hội Bóng rổ Việt Nam được đổi tên thành Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam (VBF – Vietnam Basketball Federation) và trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn Bóng rổ quốc tế.

- Từ năm 2016, Việt Nam chính thức có giải Bóng rổ Chuyên nghiệp (VBA – Vietnam Basketball Association).

- Năm 2019, Việt Nam lần đầu tiên giành 2 Huy chương Đồng SEAGAMES ở nội dung Bóng rổ 3 × 3 và 5 × 5.

 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Môn Bóng rổ ra đời khi nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tên viết tắt của Liên Đoàn Bóng rổ Quốc tế và Liên Đoàn Bóng rổ Việt Nam là gì?

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

 Bóng rổ được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của Olympic vào năm nào? Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của môn Bóng rổ?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nêu sự khác nhau giữa kĩ thuật tại chỗ dẫn bóng đổi tay trước mặt và kĩ thuật tại chỗ dẫn bóng không đổi tay.

 
Xem lời giải >>
Bài 5 :

Vận dụng kĩ thuật chạy biến hướng, trượt ngang, kĩ thuật tại chỗ dẫn bóng vào các trò chơi vận động để rèn luyện khả năng khéo léo và phát triển thể lực.

Xem lời giải >>