Nhận xét, đánh giá những hành vi, việc làm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại địa phương.
+ Việc làm, hành vi đó có ý nghĩa gì với cảnh quan thiên nhiên ?
+ Việc làm đó gây ảnh hưởng gì tới những người xung quanh ?
Những hành vi việc làm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên đã:
- Góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ thiên nhiên, tái thiết lập hành tinh xanh, gây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người.
- Tác động tích cực tới nhận thức của tất cả mọi người tại địa phương trong nhận thức, hành động bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
- Việc làm này đáng được khen ngợi và phát huy, lan tỏa rộng hơn nữa trong tương lai.
Các bài tập cùng chuyên đề
Tìm hiểu và phân tích thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương.
Tìm hiểu và phân tích thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương theo gợi ý:
+ Lựa chọn vấn đề để tìm hiểu: môi trường: đất; nguồn nước; danh lam thắng cảnh; chất lượng không khí; đa dạng sinh học; …
+ Hình thức tìm hiểu: quan sát; phỏng vấn; ghi lại hình ảnh, thông tin; tìm kiếm trong tài liệu…
+ Phân tích thông tin thu được.
Xác định và đánh giá tác động của con người tới môi trường tự nhiên qua gợi ý:
+ Chỉ ra tác động của con người tới môi trường tự nhiên.
Những tác động tiêu cực |
Những tác động tích cực |
|
+ Đánh giá những tác động của con người đối với môi trường tự nhiên của địa phương.
+ Đưa ra dự báo về sự thay đổi của môi trường tự nhiên trước những tác động của con người.
- Môi trường đất sẽ như thế nào trong tương lai ?
- Nguồn nước còn đảm bảo để phục vụ con người hay không ?
- Các loài động và thực vật trong môi trường tự nhiên sẽ biến đổi như thế nào ?
- Chất lượng không khí có được cải thiện tốt hơn ?
Thu thập thông tin về những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại đại phương.
Thu thập thông tin về những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại đại phương theo gợi ý:
+ Nội dung thông tin cần thu thập: tên tổ chức, cá nhân; những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân đó trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên;
+ Cách thức thu thập thông tin: tra cứu thông tin trên mạng Internet, phỏng vấn trực tiếp, quan sát thực tế, chụp ảnh, quay video…
Dựa vào những thông tin, phân tích ở Hoạt động 1, đưa ra đánh giá về thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương em.
Thảo luận để đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.
Gợi ý:
+ Nâng cao ý thức cho cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên:
- Tuyên truyền, vận động cho cộng đồng về thực trạng ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường;
- Phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Phối hợp các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng khi thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường:
- Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường;
- Xây dựng và thực hiện các mô hình kinh tế “xanh”;
- Thành lập các câu lạc bộ “xanh”;
- Tuyên dương, khen thưởng những tổ chức và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác bảo vệ môi trường;...
Chia sẻ những khó khăn khi thực hiện những giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.
Thảo luận và xây dựng kế hoạch tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
Gợi ý:
Kế hoạch tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
Nhóm 1
Mục đích tuyên truyền: Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của mọi người trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
Đối tượng tuyên truyền |
Người thân, bạn bè, người dân trong khu dân cư. |
Nội dung tuyên truyền |
- Giá trị của cảnh quan thiên nhiên với con người và địa phương. - Thực trạng ô nhiễm, tác động tiêu cực của con người đến cảnh quan thiên nhiên. - Ý nghĩa của việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. - Cách thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên:
|
Hình thức tuyên truyền |
- Trao đổi trực tiếp - Lập trang fanpage trên mạng xã hội và đưa tin |
Thời gian thực hiện |
- Một tháng. - Tận dụng mọi thời điểm sinh hoạt chung để trao đổi thông tin. - Đăng bài mỗi ngày |
Người thực hiện |
Học sinh lớp 10 |
Kết quả mong đợi |
- Nâng cao nhận thức của người thân, các bạn và người dân trong khu dân cư về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. - Giảm lượng rác thải không đúng nơi quy định. - Nhiều người thân, bạn bè và người dân trong khu dân cư cùng thực hiện các việc làm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. |
Thực hiện và chia sẻ kết quả tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
Gợi ý:
+ Kết quả đạt được
+ Những thuận lợi, khó khăn khi tuyên truyền
+ Kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện tuyên truyền
Chia sẻ những hành vi, việc làm bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên.
Gợi ý:
+ Tìm kiếm thông tin về các cá nhân, tổ chức đã và đang thực hiện những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em.
+ Gặp gỡ, trao đổi với các cá nhân, đại diện các tổ chức.
Gợi ý nội dung trao đổi:
+ Lí do họ tự nguyện thực hiện những việc làm bảo vệ môi trường tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên
+ Những hành động cụ thể mà họ thực hiện
+ Khó khăn trong quá trình thực hiện và cách thức vượt qua khó khăn
+ Kết quả đạt được
+ Lựa chọn hình thức để chia sẻ về những tấm gương bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên (video, phóng sự, bài viết,...)
Lựa chọn và tham gia thực hiện một hoặc một số giải pháp đã đề xuất đề bảo vệ môi trường tự nhiên.
Ví dụ:
Trang đã sử dụng hộp đựng thực phẩm trong tủ lạnh và mang theo hộp khi đi chợ để hạn chế sử dụng túi nilon. Khi đi làm, Trang cũng sử dụng túi vải và bình nước cá nhân.
Thuyết trình về kết quả và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
Gợi ý:
+ Nội dung thuyết trình”
- Thực trạng của môi trường tự nhiên;
- Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường tự nhiên;
- Kết quả thực hiện các giải pháp, việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên;...
- Kết quả thực hiện các giải pháp, việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên;...
+ Hình thức thể hiện: video, trình chiếu,...
+ Kĩ năng thuyết trình: ngôn ngữ nói kết hợp với ngôn ngữ cơ thể, thuyết phục người nghe,...