Báo cáo kết quả trải nghiệm nghề.
Em làm theo gợi ý để hoàn thành.
- Nội dung:
+ Tên nghề: giáo viên
+ Nội dung, nhiệm vụ, hoạt động:
Tham quan lớp học và giao lưu cùng các em nhỏ.
Tìm hiểu về cách thức điều hành 1 tiết học
Biết được những niềm vui, những khó khăn của nghề
Rút ra được những kinh nghiệm và bài học cho bản thân
+ Địa điểm, thời gian, cách thức trải nghiệm nghề.
Địa điểm: Lớp 3C Trường tiểu học Rạng Đông
Cách thức tiến hành: Xây dựng kế hoạch và gửi lên ban giám hiệu để được thông qua. Liên hệ trước với trường tiểu học và giáo viên chủ nhiệm của lớp để được tham gia trải nghiệm. Đóng vai một người giáo viên để giảng dạy cho các em.
Thời gian: Thứ 6 ngày 1/7/2022
+ Những công việc đã thực hiện khi trải nghiệm nghề: soạn giáo án, giao lưu với học sinh, giảng dạy, ….
+ Kết quả thu hoạch được sau khi trải nghiệm nghề: Hiểu hơn về nghề giáo và những yêu cầu, đòi hỏi của nghề.
+ Những thông tin và yêu cầu cơ bản của nghề.
Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, sinh viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đề ra đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh.
+ Điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe của nghề.
Điều kiện đảm bảo an toàn: môi trường giáo dục an toàn
Sức khỏe: tốt, đảm bảo được việc dạy học cho học sinh.
+ Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực cần có của người lao động.
Nhiệt tình với các môn học mình đã lựa chọn mà giảng dạy cho học sinh.
Cần có nhiều kinh nghiệm, tri thức, hiểu biết.
Có khả năng truyền tải tri thức cho học sinh.
Thích làm việc với học sinh.
Kiên nhẫn và bình tĩnh khi làm việc với những học sinh có năng lực khác nhau và những học sinh dân tộc đến từ các nơi khác nhau.
Chấp nhận quyền lợi và nhu cầu của tất cả các cá nhân.
Sẵn sàng làm việc ngoài giờ lên lớp.
Tình cảm nhẹ nhàng, chân thành với học sinh.
Dù làm việc dưới tác động căng thẳng và gặp khó khăn nhưng vẫn vượt qua.
Có nhân phẩm và đạo đức nên có của mỗi giáo viên
+ Cảm nhận, mong muốn của em sau khi trải nghiệm nghề của địa phương.
Em rất vui và hạnh phúc vì được trải nghiệm nghề mà mình yêu thích
Mong muốn có nhiều cơ hội để tiếp xúc với nghề giáo nhiều hơn.
- Hình thức: Thuyết trình kết hợp với trình chiếu.
Các bài tập cùng chuyên đề
Chia sẻ những điều em biết về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương.
- Kể tên các nghề đang có ở địa phương em.
- Trong các nghề em kể, có những nghề nào thuộc hoạt động sản xuất? Những hoạt động nào thuộc hoạt động kinh doanh? Những nghề nào thuộc hoạt động dịch vụ? Dựa trên cơ sở nào em nhận định như vậy?
Nêu những thông tin và yêu cầu của từng nhóm nghề ở địa phương.
Tìm hiểu những điều kiện bảo đảm an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong từng nhóm nghề.
Chia sẻ cách tìm hiểu các thông tin về nghề/nhóm nghề em quan tâm ở địa phương.
- Nêu những cách em đã thực hiện khi tìm hiểu các thông tin về nghề.
- Cách nào giúp em thu thập thông tin chính xác, hiệu quả?
Thảo luận để xác định cách tìm hiểu, thu thập các thông tin về:
- Những đặc điểm cơ bản về nghề/nhóm nghề em quan tâm ở địa phương.
- Yêu cầu về năng lực, phẩm chất của nghề/nhóm nghề em quan tâm đối với người lao động.
- Những điều kiện bảo đảm an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong từng nhóm nghề nghiệp.
Lập và thực hiện kế hoạch trải nghiệm nghề.
Tìm hiểu phẩm chất, năng lực cần có của người lao động qua yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Rèn luyện phẩm chất, năng lực của bản thân theo yêu cầu của nghề mà em quan tâm.
Xác định các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương.
Xác định các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương theo gợi ý:
+ Hoạt động sản xuất: chăn nuôi, trồng trọt, làm đồ gỗ,…
+ Hoạt động kinh doanh: bán hàng tạp hóa, buôn bán nông sản, kinh doanh thời trang, …
+ Hoạt động dịch vụ: dịch vụ du lịch, tổ chức tiệc cưới, chụp ảnh, vận chuyển hàng hóa, sửa chữa ô tô, xe máy…
Chia sẻ thông tin về yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề ở địa phương.
Ví dụ:
Nhóm nghề |
Dịch vụ và du lịch |
Công việc đặc trưng |
- Điều hành du lịch - Nghiên cứu thị trường du lịch, tìm hiểu nhu cầu của khách. - Đón tiếp khách; tổ chức các hoạt động du lịch, giới thiệu tại các điểm du lịch; quản lí việc ăn, nghỉ, đi lại; giải quyết các vấn đề phát sinh. - Phục vụ nhà hàng, buồng phòng. |
Yêu cầu về trình độ |
Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành Du lịch. |
Nhu cầu tuyển dụng |
Ngành du lịch đang trên đà phát triển mạnh mẽ, lượng khách quốc tế cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Nhu cầu của các doanh nghiệp về nguồn nhân lực được đào tạo rất cao. |
Nơi làm việc |
- Khu du lịch, danh lam thắng cảnh. - Khu di tích lịch sử , bảo tàng. - Các công ty cung ứng dịch vụ lữ hành. - Nhà hàng, khách sạn. |
Nêu tên các nhóm nghề mà em quan tâm.
Gợi ý:
+ Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
+ Nghệ thuật
+ An ninh, quốc phòng
+ Báo chí và thông tin
+ Kinh doanh và quản lý
+ Máy tính và công nghệ thông tin
+ Kiến trúc và xây dựng
+ Nông, lâm nghiệp và thủy sản
+ Sức khỏe
+ …
Chia sẻ nội dung và cách thức tìm hiểu các nhóm nghề quan tâm.
Gợi ý:
+ Nội dung tìm hiểu:
- Các công việc, nhiệm vụ chủ yếu;
- Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người lao động;
+ Các nguồn tìm kiếm thông tin:
- Các trang tuyển dụng đáng tin cậy;
- Các website của cơ sản sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Trung tâm tư vấn, dịch vụ việc làm;
- Ngày hội việc làm;
- Câu lạc bộ hướng nghiệp;
- Thầy cô, người thân, người đang làm nhóm nghề quan tâm;...
+ Các cách tìm kiếm thông tin:
- Tìm kiếm, thu thập, so sánh, phân tích các thông tin về nghề nghiệp;
- Trao đổi, phỏng vấn người làm nghề;
- Xin ý kiến tham vấn về nghề nghiệp từ chuyên gia, thầy cô, bố mẹ;
- Trải nghiệm nghề nghiệp;...
Chia sẻ những thông tin, yêu cầu cơ bản về nhóm nghề em quan tâm.
Gợi ý:
+ Công việc đặc trưng của nhóm nghề
+ Nhu cầu của xã hội đối với nhóm nghề
+ Yêu cầu về trình độ của người lao động
+ Thu nhập bình quân của người lao động
+ Triển vọng của nhóm nghề trong tương lai
Trao đổi về điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương hoặc của nhóm nghề em quan tâm.
Gợi ý:
+ Quy định về thời gian và môi trường làm việc;
+ Quy định về an toàn lao động;
+ Chế độ và chính sách về sức khỏe nghề nghiệp;
+ Dụng cụ và trang phục lao động, sản xuất;...
Liên hệ thực tế vấn đề đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người thân trong gia đình em.
Xác định các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nhóm nghề mà em quan tâm.
Ví dụ:
Nhóm nghề: Kế toán
Tên một số nghề |
- Kế toán tổng hợp. - Kế toán thuế |
Nhiệm vụ chủ yếu |
- Tư vấn lập kế hoạch, dự toán ngân sách, kiểm soát tài khoản, các chính sách và hệ thống kế toán khác. - Chuẩn bị và xác nhận báo cáo tài chính để trình bày cho ban quản lí, cổ động và theo luật định hoặc các cơ quan khác. - Chuẩn bị khai thuế, tư vấn về các vấn đề thuế và tranh chấp, khiếu nại trước cơ quan thuế. |
Phẩm chất cần thiết |
- Trung thực - Cẩn thận - Tỉ mỉ - Nghiêm túc trong công việc. |
|
- Có kiến thức về pháp luật, kinh tế, tài chính. - Có khả năng phân tích, quan sát, tổng hợp. - Có kiến thức, kĩ năng tin học văn phòng. |
Nguồn thông tin |
- Chương trình hướng nghiệp của trường tổ chức. - Trang thông tin tuyển dụng. |
Chia sẻ những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nhóm nghề em quan tâm.
Trao đổi về nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động trong các nghề sau:
Đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động trong các nghề trên.
Giới thiệu về giá trị lợi ích của nhóm nghề em quan tâm hoặc các nhóm nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với đời sống, sự phát triển kinh tế ở địa phương.
Thực hiện tuyên truyền về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.