Chia sẻ những điều em biết về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương.
- Kể tên các nghề đang có ở địa phương em.
- Trong các nghề em kể, có những nghề nào thuộc hoạt động sản xuất? Những hoạt động nào thuộc hoạt động kinh doanh? Những nghề nào thuộc hoạt động dịch vụ? Dựa trên cơ sở nào em nhận định như vậy?
Em dựa vào gợi ý và tìm hiểu về các ngành nghề ở địa phương.
- Những nghề có ở địa phương em:
+ Hoạt động sản xuất: trồng lúa, chăn nuôi gia súc, trồng cây ăn quả, thợ hàn, may mặc, sản xuất muối, đan lát thủ công, làm đồ gỗ, sản xuất bánh kẹo, sản xuất nước mắm, mắm tôm, đánh bắt thủy, hải sản …..
+ Hoạt động kinh doanh: Đại lý siêu thị, bán hàng tạp hóa, các đại lý bán buôn bán lẻ (hàng nông sản, thủy sản,...); hướng dẫn du lịch tại địa phương, …
- Cơ sở để phân chia các ngành nghề:
+ Hoạt động chủ yếu
+ Tiếp xúc với khách hàng: ít hay nhiều. trực tiếp hay gián tiếp
+ Số lượng máy móc, thiết bị.
+ Số lượng nhân viên
+ …..
Các bài tập cùng chuyên đề
Nêu những thông tin và yêu cầu của từng nhóm nghề ở địa phương.
Tìm hiểu những điều kiện bảo đảm an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong từng nhóm nghề.
Chia sẻ cách tìm hiểu các thông tin về nghề/nhóm nghề em quan tâm ở địa phương.
- Nêu những cách em đã thực hiện khi tìm hiểu các thông tin về nghề.
- Cách nào giúp em thu thập thông tin chính xác, hiệu quả?
Thảo luận để xác định cách tìm hiểu, thu thập các thông tin về:
- Những đặc điểm cơ bản về nghề/nhóm nghề em quan tâm ở địa phương.
- Yêu cầu về năng lực, phẩm chất của nghề/nhóm nghề em quan tâm đối với người lao động.
- Những điều kiện bảo đảm an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong từng nhóm nghề nghiệp.
Lập và thực hiện kế hoạch trải nghiệm nghề.
Báo cáo kết quả trải nghiệm nghề.
Tìm hiểu phẩm chất, năng lực cần có của người lao động qua yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Rèn luyện phẩm chất, năng lực của bản thân theo yêu cầu của nghề mà em quan tâm.
Xác định các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương.
Xác định các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương theo gợi ý:
+ Hoạt động sản xuất: chăn nuôi, trồng trọt, làm đồ gỗ,…
+ Hoạt động kinh doanh: bán hàng tạp hóa, buôn bán nông sản, kinh doanh thời trang, …
+ Hoạt động dịch vụ: dịch vụ du lịch, tổ chức tiệc cưới, chụp ảnh, vận chuyển hàng hóa, sửa chữa ô tô, xe máy…
Chia sẻ thông tin về yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề ở địa phương.
Ví dụ:
Nhóm nghề |
Dịch vụ và du lịch |
Công việc đặc trưng |
- Điều hành du lịch - Nghiên cứu thị trường du lịch, tìm hiểu nhu cầu của khách. - Đón tiếp khách; tổ chức các hoạt động du lịch, giới thiệu tại các điểm du lịch; quản lí việc ăn, nghỉ, đi lại; giải quyết các vấn đề phát sinh. - Phục vụ nhà hàng, buồng phòng. |
Yêu cầu về trình độ |
Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành Du lịch. |
Nhu cầu tuyển dụng |
Ngành du lịch đang trên đà phát triển mạnh mẽ, lượng khách quốc tế cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Nhu cầu của các doanh nghiệp về nguồn nhân lực được đào tạo rất cao. |
Nơi làm việc |
- Khu du lịch, danh lam thắng cảnh. - Khu di tích lịch sử , bảo tàng. - Các công ty cung ứng dịch vụ lữ hành. - Nhà hàng, khách sạn. |
Nêu tên các nhóm nghề mà em quan tâm.
Gợi ý:
+ Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
+ Nghệ thuật
+ An ninh, quốc phòng
+ Báo chí và thông tin
+ Kinh doanh và quản lý
+ Máy tính và công nghệ thông tin
+ Kiến trúc và xây dựng
+ Nông, lâm nghiệp và thủy sản
+ Sức khỏe
+ …
Chia sẻ nội dung và cách thức tìm hiểu các nhóm nghề quan tâm.
Gợi ý:
+ Nội dung tìm hiểu:
- Các công việc, nhiệm vụ chủ yếu;
- Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người lao động;
+ Các nguồn tìm kiếm thông tin:
- Các trang tuyển dụng đáng tin cậy;
- Các website của cơ sản sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Trung tâm tư vấn, dịch vụ việc làm;
- Ngày hội việc làm;
- Câu lạc bộ hướng nghiệp;
- Thầy cô, người thân, người đang làm nhóm nghề quan tâm;...
+ Các cách tìm kiếm thông tin:
- Tìm kiếm, thu thập, so sánh, phân tích các thông tin về nghề nghiệp;
- Trao đổi, phỏng vấn người làm nghề;
- Xin ý kiến tham vấn về nghề nghiệp từ chuyên gia, thầy cô, bố mẹ;
- Trải nghiệm nghề nghiệp;...
Chia sẻ những thông tin, yêu cầu cơ bản về nhóm nghề em quan tâm.
Gợi ý:
+ Công việc đặc trưng của nhóm nghề
+ Nhu cầu của xã hội đối với nhóm nghề
+ Yêu cầu về trình độ của người lao động
+ Thu nhập bình quân của người lao động
+ Triển vọng của nhóm nghề trong tương lai
Trao đổi về điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương hoặc của nhóm nghề em quan tâm.
Gợi ý:
+ Quy định về thời gian và môi trường làm việc;
+ Quy định về an toàn lao động;
+ Chế độ và chính sách về sức khỏe nghề nghiệp;
+ Dụng cụ và trang phục lao động, sản xuất;...
Liên hệ thực tế vấn đề đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người thân trong gia đình em.
Xác định các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nhóm nghề mà em quan tâm.
Ví dụ:
Nhóm nghề: Kế toán
Tên một số nghề |
- Kế toán tổng hợp. - Kế toán thuế |
Nhiệm vụ chủ yếu |
- Tư vấn lập kế hoạch, dự toán ngân sách, kiểm soát tài khoản, các chính sách và hệ thống kế toán khác. - Chuẩn bị và xác nhận báo cáo tài chính để trình bày cho ban quản lí, cổ động và theo luật định hoặc các cơ quan khác. - Chuẩn bị khai thuế, tư vấn về các vấn đề thuế và tranh chấp, khiếu nại trước cơ quan thuế. |
Phẩm chất cần thiết |
- Trung thực - Cẩn thận - Tỉ mỉ - Nghiêm túc trong công việc. |
|
- Có kiến thức về pháp luật, kinh tế, tài chính. - Có khả năng phân tích, quan sát, tổng hợp. - Có kiến thức, kĩ năng tin học văn phòng. |
Nguồn thông tin |
- Chương trình hướng nghiệp của trường tổ chức. - Trang thông tin tuyển dụng. |
Chia sẻ những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nhóm nghề em quan tâm.
Trao đổi về nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động trong các nghề sau:
Đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động trong các nghề trên.
Giới thiệu về giá trị lợi ích của nhóm nghề em quan tâm hoặc các nhóm nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với đời sống, sự phát triển kinh tế ở địa phương.
Thực hiện tuyên truyền về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.