Đề bài

Dựa trên những gợi mở từ ý kiến của Nguyễn Đình Thi, hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ nêu nhận thức của bạn về vai trò của hình ảnh trong thơ. 

Phương pháp giải

Dựa vào những kiến thức đã học để đưa ra ý kiến bản thân và phân tích tác phẩm cụ thể để chứng minh điều đó.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Để tạo nên một bài thơ hay và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Thì tác giả những bài thơ đó phải tạo nên những hình ảnh hay và đặc sắc. Có thể thấy rõ được vai trò của hình ảnh trong bài thơ “Thời gian” của Văn Cao. Bài thơ Thời gian ra đời vào mùa xuân năm 1987. Lúc này nhạc sĩ, thi sĩ Văn Cao đã để lại phía sau cuộc đời mình với biết bao trải nghiệm vui buồn... Dù chỉ có 7 câu, 12 dòng, 42 chữ, nhưng chất triết luận cùng những thông điệp mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc của bài thơ đã lắng lại trong tâm hồn người đọc, gợi nhiều suy ngẫm về con người và cuộc sống, mặc cho dòng thời gian trôi chảy không ngừng. Mở đầu bài thơ ta bắt gặp một hình ảnh được “lạ hóa”: Thời gian qua kẽ tay – hình ảnh thơ gợi liên tưởng đến sự tương phản giữa cái hữu hình và vô hình, cái hữu hạn và vô hạn. Như một tất yếu, sự hiện hữu của thời gian trong cuộc đời mỗi người là hữu hạn, bởi thời gian ấy so với cái “vô thủy vô chung” của vũ trụ thì hư ảo, mong manh, ngắn ngủi vô cùng!  Như một quy luật hiện sinh, thời gian qua đi là miên viễn không bao giờ trở lại. Sự nghiệt ngã ấy chính là bi kịch của phận người, con người không thể nào nắm giữ, níu kéo được thời gian. Những chiếc lá xanh rồi cũng tàn tạ theo thời gian. Những được mất trong cuộc đời rồi cũng nhạt nhòa theo năm tháng. Có chăng, cái còn lại trong cuộc đời này là giọt những kết tinh kỷ niệm…những kỷ niệm – như hạt ngọc quý giá ngày càng lắng sâu trong tâm thức khi con người ngày càng chạm đến cõi vĩnh hằng. Trong dòng chảy nghiệt ngã của thời gian, mọi sự vật, hiện tượng có thể lụi tàn và tan biến vào hư không. Nhưng có những giá trị không thể mất mà mãi mãi “còn xanh”, đó là những giá trị thuộc về nghệ thuật và cái đẹp được kết tinh từ những câu thơ, những bài hát và đặc biệt là từ đôi mắt em. Thời gian dẫu vẫn trôi “qua kẽ tay” nhưng bài thơ Thời gian của cố nhạc sĩ, thi sĩ Văn Cao vẫn nguyên xanh trong lòng bạn đọc.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Giới thiệu về bài thơ Tĩnh dạ tứ

 
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Nêu khái quát cấu tứ của bài thơ Tĩnh dạ tứ và định hướng phân tích, đánh giá. 

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Phân tích, đánh giá từng phần của bài thơ Tĩnh dạ tứ

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chú ý làm rõ tính khái quát của hình ảnh, chi tiết của bài thơ Tĩnh dạ tứ

 
Xem lời giải >>
Bài 5 :

Đánh giá chung về bài thơ Tĩnh dạ tứ

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Kết luận về bài thơ Tĩnh dạ tứ

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Bài thơ Tĩnh dạ tứ đã được giới thiệu như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Xác định trình tự, logic triển khai hệ thống ý trong bài viết.

 
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Cấu tứ và tính chất khái quát của hình ảnh trong bài thơ Tĩnh dạ tứ đã được người viết đề cập ở đoạn nào, câu nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Phân tích tác phẩm Tràng giang của Huy Cận về khía cạnh cấu tứ, hình ảnh và giá trị tạo hình. 

 
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Phân tích sự độc đáo về nội dung và hình thức của bài thơ “Đây mùa thu tới” (Xuân Diệu). 

 
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trong các đoạn văn sau, người viết đã tập trung phân tích yếu tố hình thức nào trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu (Trích theo Chu Văn Sơn, “Thơ, điệu hồn và cấu trúc”, NXB Giáo dục, 2007)

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nói về điều bạn thấy tâm đắc trong cách cấu tứ của một trong các bài thơ đã học hoặc đọc thêm. 

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Để viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ các em cần chú ý những gì?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Đối chiếu với những điểm cần chú ý trong câu hỏi 1, theo em, đoạn trích dưới đây đã tập trung vào điểm nào để nghị luận về bài thơ Đây mùa thu tới ?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Tìm các từ, cụm từ thích hợp (chủ đề, nhan đề, nhân vật trữ tình và giọng điệu, cấu tứ) với các chỗ trống sau đây:

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Xác định cách tổ chức ý trong đoạn văn sau:

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Lập dàn ý cho đề văn: Phân tích cấu tứ bài thơ “Sông Đáy” của Nguyễn Quang Thiều

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Chọn một ý mà em thấy tâm đắc trong dàn ý đã lập ở câu hỏi 5 để viết thành đoạn văn theo mô hình tổng - phân - hợp, có độ dài từ 7 đến 10 câu.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Lập dàn ý cho bài giới thiệu một bài thơ về quê hương mà em tâm đắc nhất.

Xem lời giải >>