Đề bài

Chỉ ra hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ trong các trường hợp sau và phân tích tác dụng biểu đạt của những cách diễn đạt này.

a. Nhưng bố là chồng, là cha và bố cứ tin vào con mắt sâu thẳm của mình, quên hẳn cuộc đời. Bề dày cuộc đời chưa có ánh sáng nào xuyên tới. Khi nhận ra được điều đó, bố cháu đã thành người điên thật sự.

(Trần Duy Phiên, Kiến và người) 

b. Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ.

(Nguyễn Tuân, Chữ người là lũ)

c. Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,

Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa

(Anh Thơ, Chiều xuân)

Phương pháp giải

Đọc lại kiến thức về hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a. Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ: “bề dày cuộc đời”, 

Cuộc đời là một danh từ trừu tượng lại kết hợp với “bề dày” danh từ chỉ độ dày. Cách kết hợp từ này phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường

b. Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ : “ngôi sao chính vị”

c. Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ: “ăn mưa”

Ăn là động từ chỉ hành vi nạp năng lượng bằng thức ăn để duy trì sự sống. Mưa là hiện tượng tự nhiên. Cách kết hợp này nghe không hợp lý nhưng lại rất hợp lý. Nó làm cho lời thơ hay hơn, tạo cho người đọc ấn tượng sâu sắc bởi tính nghệ thuật và sự liên tưởng của nó.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Trình bày đặc điểm và tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường bằng cách hoàn thành bảng

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tìm hiện tượng đảo trật tự từ ngữ trong các trường hợp sau và phân tích tác dụng của trường hợp này:

Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,

Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,

Làm giật mình một cô nàng yếm thắm,

Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

(Anh Thơ, Chiều xuân)

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Phân tích hiệu quả của hiện tượng tách biệt trong các trường hợp sau:

 a. Cháu nhớ lại lời mẹ ,cúi xuống, mong tìm thấy một đám xác kiến nơi nào đó. Nhưng toàn tro than.

(Trần Duy Phiên, Kiến và người)

b. Cháu cõng mẹ lao như bay. Tới bờ rào, cháu không đủ sức vượt. Bên kia, bố cháu trở lại. Bố đưa hai cánh tay bám đầy kiến rướm máu rước mẹ. Cháu leo qua bờ rào mắc chân vào đây kẽm. Giựt không đứt, gỡ không ra.

(Trần Duy Phiên, Kiến và người) 

c. Từ quốc lộ vào nhà cháu không có đường quy hoạch. Chỉ những lối mòn tùy tiện. Những lối ấy nay rợp tán cây, màu đất bị phủ bởi sắc kiến đen ánh.

(Trần Duy Phiên, Kiến và người)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chỉ ra biện pháp tu từ đối và nêu tác dụng của biện pháp đó trong các trường hợp dưới đây:

a.Một tay gây dựng cơ đồ, 

Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành!

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b.Áo xiêm ràng buộc lấy nhau,

 Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

c. Chọc trời khuấy nước mặc dầu,

 Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?

 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Liệt kê những dòng thơ có sử dụng biện pháp tu từ đối trong văn bản Thúy Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến (từ dòng 2499 đến dòng 2536) và nêu tác dụng của biện pháp này.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Chỉ ra biện pháp tu từ đối và cho biết cách sử dụng biện pháp tu từ này trong các trường hợp dưới đây có gì giống và khác nhau:

a. Gặp phải lúc đi đường lỡ bước 

Câu Nại Hà kẻ trước người sau

Mỗi người một nghiệp khác nhau 

Hồn xiêu phách tân biết đâu bây giờ

(Nguyễn Du, Văn tế thập loại chúng sinh)

b. Sống đã chịu một đời phiền não

Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,

Đau đớn thay phận đàn bà,

 Kiếp sinh ra thể biết là tại đâu?

(Nguyễn Du, Văn tế thập loại chúng sinh)

c. Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn,

Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra,

 Lôi thôi bồng trẻ dắt già.

Có khôn thiêng nhẽ lại mà nghe kinh. 

(Nguyễn Du, Văn tế thập loại chúng sinh)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Điền vào bảng sau những điểm giống và khác nhau giữa biện pháp điệp từ, điệp ngữ với biện pháp lặp cấu trúc, đồng thời nêu ví dụ cho từng trường hợp.

 

Biện pháp điệp từ, điệp ngữ

Biện pháp lặp cấu trúc

Điểm giống nhau

 

Điểm khác nhau

 

 

Ví dụ

 

 

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Chỉ ra biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong bài thơ Gai (Mai Văn Phấn) và phân tích tác dụng của biện pháp đó.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Chỉ ra biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong các ví dụ sau, trong số đó, hãy xác định đâu là phép đối

a. Bây giờ thì khác hẳn. Hồng bị mắng luôn luôn. Đồng một tí gì u cũng mắng. Nói một mình, mắng! Vấp ngã, mắng! Đi chậm, mắng! Bữa ăn, không có thức ăn, ngả ngốn không ăn được, mắng!... Như vậy kể cũng còn đáng tội. Nhưng lại còn những cái không phải tội Hồng: thí dụ như nhà bẩn, nhà lắm ruồi vào, con chó bới vườn trầu, hay thằng Thiện ngã, thằng Thiên khóc,... đâu có phải tại Hồng. Hồng làm sao cho không thế được? Ấy thế mà u cũng cứ Hồng mà mắng. Hồng mếu mếu suốt ngày vì phải mắng.

(Nam Cao, Bài học quét nhà)

b.Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo,

Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu.

Rượu cúc nhận đem, hàng biếng quẩy,

Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu. 

Bánh chưng sắp gói, e nồm chảy

Giò lụa toan làm, sợ nắng thiu.

Thôi thế thì thôi đành Tết khác,

Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo

(Trần Tế Xương, Cảm Tết)

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Kẻ bảng sau vào vở, dựa vào tri thức tiếng Việt đã học trong Bài 9. Những chân trời kí ức, nêu ví dụ và cách sửa đối với từng kiểu lỗi nếu trong bảng:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Dòng nào dưới đây không phải là lỗi thiếu thành phần câu?

a. Thiếu thành phần chủ ngữ

b. Thiếu thành phần vị ngữ.

c. Thiếu thành phần chủ ngữ và vị ngữ.

d. Không phân định rõ các thành phần câu

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Cho biết các câu sau mắc lỗi gì và nêu cách sửa (chú ý đối chiếu với những thông tin trong các văn bản ở Bài 9 sách giáo khoa và sách bài tập): 

a. Trong khoảng 45 năm đầu thế kỉ XX, “Tuấn – chàng trai nước Việt”, một tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ lớn, đã ghi lại những “chứng tích thời đại”.
 
b. Qua truyện “Em Dìn” đã khơi dậy bao kỉ niệm buồn thương.
c. Truyện “Em Dìn” (Hồ Dzếnh) in trong "Chân trời cả", Nhà xuất bản Á Châu, Hà Nội, 1946, hoàn thành vào tháng 12 năm 1943.
Xem lời giải >>
Bài 13 :

Theo bạn, nghĩa của từ có thể được giải thích bằng những cách nào?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Xác định cách giải thích nghĩa của từ được dùng trong trường hợp sau: Chộn rộn: (1) (phương ngữ) nhốn nháo, lộn xộn; (2) rối rít, rộn ràng. 

a. Phân tích nội dung nghĩa của từ.

b. Dùng một số từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.

c. Giải thích nghĩa của từng thành tố cấu tạo nên từ.

d. Dùng một số từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nối từ và phần giải thích nghĩa của từ ở cột A với cách giải thích nghĩa tương ứng ở cột B

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Giải thích nghĩa của từ in đậm trong các câu sau và cho biết bạn đã chọn cách giải thích nghĩa nào:

a. Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, thờ thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.

(Vũ Bằng, Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt)

b. Cánh màn điều treo ở trước bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng” và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.

(Vũ Bằng, Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt)

c. Bài thơ, vì thế, xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, vừa khẳng định chủ quyền về cương giới, lãnh thổ vừa thể hiện ý chí bảo vệ toàn vẹn nền độc lập, tự chủ và quyết tâm đánh tan mọi kẻ thù xâm lược.

(Theo Nguyễn Hữu Sơn, Nam quốc sơn hà – Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước)

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) đã giải thích nghĩa của từ “hoa” (danh từ) như sau:

1. Cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm. Hoa bưởi. Ra hoa kết trái. Đẹp như hoa. Đồng nghĩa: huệ. 2. Cây trồng để lấy làm hoa cảnh. Trồng mấy luống hoa. Chậu hoa. Bồn hoa. 3. Vật có hình đẹp, tựa như bông hoa. Hoa lửa. Hoa điểm mười. Hoa tuyết. Pháo hoa. 4. (khẩu ngữ) Đơn vị đo khối lượng, bằng một phần mười lạng (ngày trước được đánh dấu hoa thị trên cán cân). Ba lạng hai hoa. 5. Hình trang trí trên các vật. Áo hoa. Chiếu hoa. 6. Dạng chữ đặc biệt, to hơn chữ thường, thường ở chữ cái đầu cầu và đầu danh từ riêng. Đầu câu phải viết hoa. Chữ A hoa.

Cho biết:

a. Trong các nghĩa của từ “hoa”, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển 

b. Các nghĩa của từ “hoa” được giải thích theo cách nào?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Phần giải thích nghĩa của từ dưới đây đã chính xác chưa? Vì sao?

a. Cứu cánh (danh từ): sự hỗ trợ kịp thời.

b. Yếu điểm (danh từ): chỗ kém, chỗ yếu.

c. Trí thức (danh từ): những hiểu biết có hệ thống về sự vật, tự nhiên và xã hội.

d. Lảnh lót (tính từ): âm thanh cao, trong và âm vang, thường nghe vui tai.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Giải thích nghĩa của những từ in đậm trong các trường hợp sau. Chỉ ra cách giải thích từ ngữ bạn đã sử dụng:

a. Điều tương tự cũng xảy đến với vế còn lại của phương trình này: cho đi lòng tốt cũng tác động tích cực với ta hệt như khi nhận được lòng tốt vậy.

(Pi-e-rô Phê-ru-chi, Lòng tốt – món quà vô giá)

b. Nếu như ta sống khoẻ hơn khi ta biết quan tâm, cảm thông và cởi mở vì mọi người, thì hẳn ta phải được sinh ra để đối tốt với người khác.

(Pi-e-rô Phê-ru-chi, Lòng tốt – món quà vô giá)

c. Nhận được lòng tốt từ người khác là một trải nghiệm tuyệt vời.

(Pi-e-rô Phê-ru-chi, Lòng tốt – món quà vô giá)

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Dựa vào phần tri thức về Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói (Ngữ văn 11, tập một, tr. 58), bạn hãy lập một bảng kiểm để nhận diện ngôn ngữ nói.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Lời thoại của các nhân vật trong đoạn trích dưới đây có những đặc điểm nào của ngôn ngữ nói

- Chắc anh đóng ở gần đây?

- Chả gần lắm, tận xóm Đượm. 

- Bao xa anh?

- Giang không phải người đây à?

- Vâng, em mới Hà Nội lên 

- Giang đáp, và chợt cô rủ tôi:

- Nhà em đang trọ ở ngay kia, anh vào nghỉ một lát.

Tôi do dự:

- Chín giờ, đơn vị điểm danh rồi... mà còn non chục cây.

- Còn sớm, mới sáu giờ kém mà, anh.

(Bảo Ninh, Giang)

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Lời của nhân vật (phần in đậm) trong các đoạn trích sau đây có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao?

a.

Cúc Hoa nấu chẳng được cơm,

Lửa lên lại tắt hai hàng châu sa.

Trạng nguyên nhân lúc đi qua, 

Bày mưu bày chước dạy qua lời này:

Vừa ăn vừa nấu mới hay, ứng tạo

Thuở xưa nuôi mẹ nuôi thấy làm sao?

(Truyện thơ Nôm khuyết danh, Tổng Trấn Các Hoa)

b.

Công chúa ren rén thưa liền,

Tôi đâu có dám tranh quyền chính thê 

Cho nên chẳng nấu làm chi,

Xin chàng trao vị chính thê cho nàng!

(Truyện thơ Nôm khuyết danh, Tống Trân Cúc Hoa)

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Tìm hai trường hợp ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết và chỉ ra những dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ nói trong các trường hợp này.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Xác định kiểu trích dẫn có trong đoạn trích sau:

Những năm trở lại đây, công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông chưa nhận được sự quan tâm thoả đáng (Huỳnh Văn Sơn, 2011). Đối với các bạn ngành trong xã hội, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông thường được thực hiện chủ yếu trước mỗi mùa tuyển sinh, thực hiện như theo phong trào (Giang Thiên Vũ, 2018). Các thông tin về nghề mà học sinh thu nhận được trước khi quyết định chọn nghề phần lớn đến từ các kênh ngoài nhà trường chẳng hạn như: từ Internet 70%; từ cha mẹ hoặc người thân khác 60,5% (Nguyễn Thị Trường Hân, 2011),... Điều đó nói lên hạn chế của các hình thức triển khai hướng nghiệp hiện nay ở các trường phổ thông nói chung và trường phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

(Theo Giang Thiên Vũ, Lê Ngọc Khang. Thực trạng triển khai công tác hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tập 18, số 8/2021, tr. 1393 – 1401)

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đọc văn bản trong SBT Ngữ văn 11 tr. 62  

a. Văn bản sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào?

b. Chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản trên.

c. Viết đoạn văn (5 – 7 câu) trình bày những thông tin mà bạn tiếp nhận từ phương tiện phi ngôn ngữ của văn bản trên.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 

Đọc văn bản trong SBT Ngữ văn 11 tr. 63

a. Văn bản trên sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ gì?

b. Chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Trong các lựa chọn dưới đây, lựa chọn nào không phải là đặc điểm của ngôn ngữ viết?

a. Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.

b. Có thể sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.

c. Sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

d. Có thể kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Trong thực tế sử dụng, ngôn ngữ viết có thể được trình bày lại bằng lời nói. Đó là những trường hợp nào? Khi đó, lời nói có nét gì đặc biệt?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong các đoạn trích sau:

a. Quá trình trưởng thành của nhân vật chính liên quan đến sự trưởng thành của tất cả các nhân vật khác trong phim, và đặc biệt không một trường đoạn nào mà không liên quan đến nước. Với triết lí nhân bản của nó, nước trở thành hình tượng xuyên suốt “Mùa len trâu”, thành một thứ ngôn ngữ phim truyện riêng, thật độc đáo của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh.

(Theo Nguyễn Thị Minh Thái, Ám ảnh nước trong “Mùa len trâu”)

b. Như vậy, hai lực đối kháng và đồng đẳng xung đột quyết liệt trong tác phẩm bi kịch hoàn chỉnh một cách cổ điển của Nguyễn Huy Tưởng: nghệ sĩ và nhân dân. Nghệ sĩ, mượn tay vương quyền khẳng định thiên tài sáng tạo của mình, không đếm xỉa đến mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân. Nhân dân, không chấp nhận sự áp đặt giá trị với những đòi hỏi hi sinh từ phía nghệ sĩ, nổi dậy tiêu diệt nghệ sĩ và công trình kì quan của y.

(Theo Phạm Vĩnh Cư, Bản thêm về bi kịch "Vũ Như Tôn”)
Xem lời giải >>
Bài 30 :

Điều chỉnh các câu sau đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết:

a. Bầu trời thu qua ngòi bút của tác giả có màu xanh lè xanh lét.

b. Mặc dù công ty chúng tôi đã năm lần bảy lượt đề cập đến việc này nhưng mọi việc vẫn không được giải quyết.
Xem lời giải >>