Trong câu chuyện Góc nhìn, nhà vua và người hầu đã có những cách nhìn khác nhau về việc sử dụng miếng da súc vật để giúp vua đỡ đau chân khi đi trên những con đường gập ghềnh. Theo em, nguyên nhân của những cách nhìn khác nhau ấy là gì?
Suy nghĩ, xem xét về xuất thân, điều kiện của mỗi người để rút ra nguyên nhân.
Cách 1
Theo em, nguyên nhân của những cái nhìn khác nhau ấy do địa vị xã hội.
- Nhà vua là người đứng đầu một đất nước nên việc tiêu tốn nhiều tiền để lót da trên khắp các con đường là điều dễ dàng vì vua có rất nhiều của cải và ông không bận tâm hay lo lắng về việc tốn kém.
- Người hầu là người có địa vị thấp kém, không có quyền, không có tiền nên đưa ra ý kiến là lấy da bọc quanh chân vì họ hiểu những nỗi thiếu thốn, khó khăn và biết tiết kiệm.
Cách 2Theo em, nguyên nhân của những cái nhìn khác nhau ấy do địa vị xã hội.
+ Nhà vua là người đứng đầu một đất nước nên việc tiêu tốn nhiều tiền đề lót da trên khắp các con đường là điều dễ dàng vì vua có rất nhiều của cải. Nhưng người hầu là người có địa vị thấp kém, không có quyền, không có tiền nên đưa ra ý kiến là lấy da bọc quanh chân là điều duy nhất học có thể làm.
Cách 3Nguyên nhân của những cách nhìn khác nhau là: sự khác biệt về hoàn cảnh sống, địa vị xã hội:
- Nhà vua là người đứng đầu một vương quốc có quyền lực, của cải. Bởi vậy mà không hiểu được sự lãng phí của việc bao phủ các con đường bằng da súc vật.
- Người hầu có địa vị thấp kém, sống nghèo khổ nên mới nghĩ ra việc đưa cách.
Các bài tập cùng chuyên đề
Lời khuyên của người hầu trong câu chuyện Góc nhìn đã mang đến ích lợi gì?
Trong câu chuyện Góc nhìn, nhà vua và người hầu đã có những cách nhìn khác nhau về việc sử dụng miếng da súc vật để giúp vua đỡ đau chân khi đi trên những con đường gập ghềnh. Theo em, nguyên nhân của những cách nhìn khác nhau ấy là gì?
Thông điệp của câu chuyện Góc nhìn là gì?
Có phải lúc nào chúng ta cũng nên thay đổi cách nhìn của mình không? Vì sao?
Ai là tác giả văn bản Góc nhìn?