Đề bài

Hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa. Theo em, các yếu tố kì ảo trong truyện này có vai trò gì?

Phương pháp giải

Em tìm hiểu như thế nào là kì ảo, sau đó đọc lại văn bản, liệt kê những chi tiết kì ảo có trong truyện.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa:

+ Sự ra đời của Sọ Dừa: bà mẹ uống nước từ cái sọ dừa bên gốc cây to và có mang, sinh ra Sọ Dừa không có tay chân, tròn như quả dừa.

+ Chàng đi chăn bò cho phú ông, không có chân tay nhưng chăn bò rất giỏi.

+ Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, thổi sáo chăn bò, có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ còn lại Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy.

+ Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra.

- Vai trò của các yếu tố thần kì:

+ Giúp thể hiện bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa ẩn và giúp cho cuộc đời của Sọ Dừa đẹp đẽ hơn.

+ Thể hiện được ước mơ của nhân dân về những người hiền lành, lương thiện sẽ gặp được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

+ Giúp cho truyện trở nên hấp dẫn, gây hứng thú với người đọc.

Cách 2

- Các yếu tố kì ảo trong truyện Sọ Dừa:

  • Bà mẹ uống nước từ cái sọ dừa bên gốc cây to và có mang, sinh ra Sọ Dừa không có tay chân, tròn như quả dừa.
  • Sọ Dừa đi chăn bò cho phú ông, không có chân tay nhưng chăn bò rất giỏi.
  • Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, thổi sáo chăn bò
  • Sọ Dừa dự đoán được trước tương lai mà đưa cho vợ con dao, quả trứng
  • Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra.

- Vai trò của các yếu tố kì ảo:

  • Giúp tạo sự hấp dẫn, thú vị cho câu chuyện
  • Giúp bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của con người (chăm chỉ, lương thiện, thông minh...) - rõ ràng hơn khi ở trong cái lốt xấu xí
  • Giúp nhân vật bất hạnh có thể thay đổi cuộc sống tốt hơn, thể hiện quan điểm, mong ước của nhân dân về cuộc sống ở hiền gặp lành, ác giả ác báo

Cách 3

- Các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa:

  • Bà vợ vào rừng hái củi, khát quá mà không tìm thấy suốt. Thấy cái Sọ Dừa đựng đầy nước bèn bưng lên uống.
  • Về nhà, bà có mang, ít lâu sau, sinh ra một đứa bé không chân không tay tròn như một quả dừa.
  • Sọ Dừa không chân không tay, nhưng chăn bò rất giỏi.
  • Đến ngày cưới, Sọ Dừa bỗng trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú.
  • Vợ Sọ Dừa bị một con cá kình nuốt chửng vào bụng. Sẵn có con dao mà Sọ Dừa đưa cho cô rạch bụng nó, con cá chết xác dạt vào hòn đảo.

- Các yếu tố kì ảo có vai trò:

  • Sự đối lập giữa ngoại hình và phẩm chất của Sọ Dừa đã đề cao phẩm chất bên trong của con người mới là điều đáng trân trọng, đồng thời thể hiện ước mơ về sự đổi đời của người lao động.
  • Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự đổi đời: những người hiền lành, tốt bụng sẽ có được cuộc sống hạnh phúc.
  • Giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Sọ Dừa là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Đã bao giờ em đánh giá người khác chỉ qua hình thức bên ngoài? Cách đánh giá như vậy có chính xác không?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nhan đề văn bản Sọ Dừa gợi cho em liên tưởng gì?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Những chi tiết trong phần mở đầu văn bản Sọ Dừa giúp em biết được gì về nhân vật Sọ Dừa?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Theo em, Sọ Dừa tìm được lễ vật hay không?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Truyện cổ tích thường kể về nhân vật bất hạnh (người mồ côi, người mang lốt vật...), nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh. Theo em, Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Sắp xếp lại các sự việc theo đúng trình từ xảy ra trong truyện Sọ Dừa:

a. Bà mẹ đi hái củi, uống nước trong sọ dừa rồi có mang, sinh ra Sọ Dừa dị hình dị dạng.

b. Sọ Dừa chăm lo học hành, đỗ trạng và đi sứ.

c. Sọ Dừa đi sứ về, hết sức vui mừng khi gặp lại vợ trên đảo.

d. Ở nhà phú ông, Sọ Dừa gặp được cô út và kết hôn với cô, trút bỏ lốt xấu xí.

đ. Hai người chị hại em, đẩy vợ Sọ Dừa xuống biển.

e. Nhờ làm theo lời dặn của chồng, người vợ thoát nạn và sống trên đảo hoang.

g. Hai người chị xấu hổ bỏ đi biệt xứ.

h. Sọ Dừa xin đi chăn bò ở nhà phú ông để phụ giúp mẹ già.

Em có nhận xét gì về cách sắp xếp thứ tự các sự việc trong truyện cổ tích?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Phẩm chất của nhân vật trong truyện cổ tích thường được bộc lộ qua chuỗi hành động xuyên suốt tác phẩm. Điều này được thể hiện như thế nào qua nhân vật Sọ Dừa?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Câu chuyện Sọ Dừa viết về đề tài gì?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cho biết chủ đề của truyện Sọ Dừa.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Qua truyện Sọ Dừa, em học gì về cách nhìn nhận, đánh giá con người?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Những chi tiết kì ảo gắn với nhân vật Sọ Dừa:

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Một số chi tiết kì ảo khác trong truyện Sọ Dừa

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Đặc điểm các nhân vật trong truyện Sọ Dừa:

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Cô út đồng ý lấy Sọ Dừa là bởi:

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Quan trạng (Sọ Dừa) mở tiệc mừng sau khi trở về, mời mọi người đến chung vui, nhưng giấu vợ trong buồng không cho ra mắt, với dụng ý:

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Ý nghĩa cái kết của truyện Sọ Dừa:

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Căn cứ vào đâu để phân biệt lời người kể chuyện, lời nhân vật trong bản kể Sọ Dừa?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Những chi tiết kì ảo nào gắn với nhân vật Sọ Dừa? Nêu thêm một số chi tiết kì ảo trong truyện Sọ Dừa.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Phân loại các nhân vật trong truyện Sọ Dừa theo tiêu chí tốt, xấu. Nêu những biểu hiện tốt hay xấu của một nhân vật do em chọn.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Khi Sọ Dừa mang đầy đủ lễ vật đến, phú ông hỏi ý ba cô con gái. Vì sao chỉ có cô út bằng lòng lấy Sọ Dừa?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Quan trạng (Sọ Dừa) mở tiệc mừng sau khi trở về, mời mọi người đến chung vui, nhưng giấu vợ trong buồng không cho ra mắt. Dụng ý của việc làm ấy là gì?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Cách kết thúc của truyện Sọ Dừa (chú ý 4 câu cuối cùng) gợi cho em suy nghĩ gì?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Cụm từ dị hình dị dạng được SGK chú thích: hình dạng khác biệt, không bình thường. Ở đây, dị có nghĩa là khác, lạ; hình, dạng là dáng vẻ bề ngoài của đối tượng. Từ cách giải thích đó, em hãy suy đoán nghĩa của các từ: dị nhân, dị vật, dị thường.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Trong câu "Từ ngày cô em út lấy được chồng Trạng nguyên, hai cô chị sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng", có thể thay từ định tâm bằng từ nào khác mà ý của câu vẫn không thay đổi?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Cho biết chủ đề của truyện Sọ Dừa

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Nhân vật chính trong truyện là ai?

Xem lời giải >>