Đề bài

Phẩm chất của nhân vật trong truyện cổ tích thường được bộc lộ qua chuỗi hành động xuyên suốt tác phẩm. Điều này được thể hiện như thế nào qua nhân vật Sọ Dừa?

Phương pháp giải

Em xem những hành động của nhân vật Sọ Dừa trong truyện, xem nhân vật này đã bộc lộ những phẩm chất gì.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Phẩm chất của nhân vật Sọ Dừa được bộc lộ qua chuỗi hành động xuyên suốt tác phẩm, Sọ Dừa rất tài giỏi, thông minh được thể hiện qua các chi tiết:

- Chàng chăn bò rất giỏi: ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng.

- Tài thổi sáo rất hay (tiếng sáo véo von).

- Giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và sắm đủ lễ vật theo yêu cầu của phú ông (một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm).

- Đỗ trạng nguyên (Sọ Dừa tỏ ra thông minh khác thường, ngày đêm miệt mài đèn sách và đỗ trạng nguyên).

- Sọ Dừa có tài dự đoán, lo xa mọi chuyên (khi chia tay vợ, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn dắt theo người phòng khi dùng đến).

Cách 2

- Phẩm chất của Sọ Dừa: thông minh, tài trí, chịu khó, chăm chỉ, biết lo xa

- Thể hiện qua các chi tiết:

  • Chủ động xin đi chăn bò cho phú ông để giúp mẹ
  • Chăn bò rất giỏi: ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng.
  • Tài thổi sáo rất hay (tiếng sáo véo von).
  • Sắm đủ lễ vật theo yêu cầu của phú ông để xin cưới vợ (một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm).
  • Đỗ trạng nguyên (thông minh khác thường, ngày đêm miểt mài đèn sách và đỗ trạng nguyên)
  • Dự đoán, lo xa mọi chuyên (khi chia tay vợ, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn mang theo người phòng khi dùng đến)
Cách 3

Phẩm chất của nhân vật Sọ Dừa được bộc lộ qua chuỗi hành động:

  • Sau khi lớn lên, Sọ Dừa xin mẹ cho đi chăn bò ở nhà phú ông.
  • Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng.
  • Sọ Dừa học hành chăm chỉ đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ.
  • Trước ngày lên đường, chàng đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người.

=> Những hành động trên thể hiện sự tài năng, thông minh và biết lo xa của Sọ Dừa.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Sọ Dừa là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Đã bao giờ em đánh giá người khác chỉ qua hình thức bên ngoài? Cách đánh giá như vậy có chính xác không?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nhan đề văn bản Sọ Dừa gợi cho em liên tưởng gì?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Những chi tiết trong phần mở đầu văn bản Sọ Dừa giúp em biết được gì về nhân vật Sọ Dừa?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Theo em, Sọ Dừa tìm được lễ vật hay không?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Truyện cổ tích thường kể về nhân vật bất hạnh (người mồ côi, người mang lốt vật...), nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh. Theo em, Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Sắp xếp lại các sự việc theo đúng trình từ xảy ra trong truyện Sọ Dừa:

a. Bà mẹ đi hái củi, uống nước trong sọ dừa rồi có mang, sinh ra Sọ Dừa dị hình dị dạng.

b. Sọ Dừa chăm lo học hành, đỗ trạng và đi sứ.

c. Sọ Dừa đi sứ về, hết sức vui mừng khi gặp lại vợ trên đảo.

d. Ở nhà phú ông, Sọ Dừa gặp được cô út và kết hôn với cô, trút bỏ lốt xấu xí.

đ. Hai người chị hại em, đẩy vợ Sọ Dừa xuống biển.

e. Nhờ làm theo lời dặn của chồng, người vợ thoát nạn và sống trên đảo hoang.

g. Hai người chị xấu hổ bỏ đi biệt xứ.

h. Sọ Dừa xin đi chăn bò ở nhà phú ông để phụ giúp mẹ già.

Em có nhận xét gì về cách sắp xếp thứ tự các sự việc trong truyện cổ tích?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa. Theo em, các yếu tố kì ảo trong truyện này có vai trò gì?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Câu chuyện Sọ Dừa viết về đề tài gì?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cho biết chủ đề của truyện Sọ Dừa.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Qua truyện Sọ Dừa, em học gì về cách nhìn nhận, đánh giá con người?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Những chi tiết kì ảo gắn với nhân vật Sọ Dừa:

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Một số chi tiết kì ảo khác trong truyện Sọ Dừa

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Đặc điểm các nhân vật trong truyện Sọ Dừa:

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Cô út đồng ý lấy Sọ Dừa là bởi:

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Quan trạng (Sọ Dừa) mở tiệc mừng sau khi trở về, mời mọi người đến chung vui, nhưng giấu vợ trong buồng không cho ra mắt, với dụng ý:

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Ý nghĩa cái kết của truyện Sọ Dừa:

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Căn cứ vào đâu để phân biệt lời người kể chuyện, lời nhân vật trong bản kể Sọ Dừa?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Những chi tiết kì ảo nào gắn với nhân vật Sọ Dừa? Nêu thêm một số chi tiết kì ảo trong truyện Sọ Dừa.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Phân loại các nhân vật trong truyện Sọ Dừa theo tiêu chí tốt, xấu. Nêu những biểu hiện tốt hay xấu của một nhân vật do em chọn.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Khi Sọ Dừa mang đầy đủ lễ vật đến, phú ông hỏi ý ba cô con gái. Vì sao chỉ có cô út bằng lòng lấy Sọ Dừa?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Quan trạng (Sọ Dừa) mở tiệc mừng sau khi trở về, mời mọi người đến chung vui, nhưng giấu vợ trong buồng không cho ra mắt. Dụng ý của việc làm ấy là gì?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Cách kết thúc của truyện Sọ Dừa (chú ý 4 câu cuối cùng) gợi cho em suy nghĩ gì?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Cụm từ dị hình dị dạng được SGK chú thích: hình dạng khác biệt, không bình thường. Ở đây, dị có nghĩa là khác, lạ; hình, dạng là dáng vẻ bề ngoài của đối tượng. Từ cách giải thích đó, em hãy suy đoán nghĩa của các từ: dị nhân, dị vật, dị thường.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Trong câu "Từ ngày cô em út lấy được chồng Trạng nguyên, hai cô chị sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng", có thể thay từ định tâm bằng từ nào khác mà ý của câu vẫn không thay đổi?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Cho biết chủ đề của truyện Sọ Dừa

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Nhân vật chính trong truyện là ai?

Xem lời giải >>