Đề bài

Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa..., hãy viết tiếp 5 – 7 câu để hoàn thành một đoạn văn.

Phương pháp giải

Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và sử dụng câu mở đoạn đã cho sẵn.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Mỗi chúng ta đều chỉ có một cuộc đời để sống. Nếu ta giống như hàng nghìn người khác thì bản thân ta sẽ chỉ sống đời nhàm nhàm, vô nghĩa như vậy. Lúc nào ta cũng sợ mình khác biệt. Sợ sự khác biệt ấy bị chê cười, bị người ta nói nọ nói kia. Nhưng có bao giờ ta nghĩ, sự khác biệt mới là điều tạo nên giá trị của ta? Khác biệt không phải thứ duy nhất làm con người ta trở nên đặc biệt nhưng chỉ khi khác biệt, ta mới biết đời sống của mình đẹp tươi và ý nghĩa đến đâu! 

Loigiaihay.com

Cách 2

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Tôi không muốn người khác nhìn vào mình và chỉ thấy mình lập dị, khác loài, vô ích,... mà muốn được công nhận như một người đem lại những giá trị trong cuộc sống. Để khác biệt rất đơn giản nhưng để khác biệt có nghĩa lại vô cùng khó khăn. Để làm được điều này, trước hết con người không được thỏa mãn bởi những thứ quá đơn giản và tầm thường. Chúng ta cần tìm kiếm những điều có nghĩa lý hơn với bản thân cũng như xã hội. Ví dụ như nếu bạn học giỏi một cách xuất chúng, bạn sẽ thành ngôi sao. Nhưng nếu bạn chọn cách khác biệt bằng lối sống sa đọa, không lành mạnh, sự chú ý bạn nhận được không phải ngưỡng mộ mà là tức giận hay thương hại. Mỗi người đều có quyền lựa chọn người mà mình muốn trở thành. Với tôi, tôi muốn trở thành người khác biệt có ý nghĩa.

Cách 3

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Chúng ta có thể chia khác biệt làm hai loại: vô nghĩa và có nghĩa. Trước hết, khác biệt vô nghĩa có thể là việc bạn lựa chọn để một kiểu tóc kỳ quặc, hay làm những hành động lố bịch… để gây ra sự chú ý với mọi người xung quanh. Sự khác biệt này chỉ là những thay đổi bên ngoài, mà đa số con người lựa chọn để chứng tỏ bản thân. Nhưng thực chất, sự khác biệt này chỉ là sự bắt chước số đông nên không mang lại ý nghĩa gì. Bởi vậy, nếu muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, cần phải rèn luyện từ nội tâm. Chúng ta cần phải có bản lĩnh, trí tuệ cũng như sự tự tin để có được lời nói và hành động đúng đắn. Sự khác biệt như vậy mới đem lại lợi ích cho mỗi người.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính của văn bản Hai loại khác biệt là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Em có muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp hay không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt, nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện trong văn bản Hai loại khác biệt nhằm mục đích gì?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J trong văn bản Hai loại khác biệt?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong văn bản Hai loại khác biệt, vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Kết luận nào được người viết rút ra sau khi trình bày li lẽ và bằng chứng trong văn bản Hai loại khác biệt?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Văn bản Hai loại khác biệt có kể một câu chuyện mà tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J trong văn bản Hai loại khác biệt hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong văn bản Hai loại khác biệt, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận hay nêu điều cần bàn trước, sau đó mới đưa ra bằng chứng từ thực tế để chứng minh? Hãy nhận xét về sự lựa chọn cách triển khai này.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tác giả phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự khác biệt vô nghĩa" (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự khác biệt có ý nghĩa" (qua cách thể hiện của J). Em có đồng tình với cách phân chia như thế không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Do đâu số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa? Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất gì?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản Hai loại khác biệt có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Mục đích của việc kể loại câu chuyện ở văn bản Hai loại khác biệt:

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Cách thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J trong văn bản Hai loại khác biệt là hoàn toàn khác nhau, cụ thể là:

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Lí do để người viết văn bản Hai loại khác biệt cho rằng sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp là “vô nghĩa”:

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Sở dĩ số đông các bạn trong lớp thể hiện sự khác biệt vô nghĩa trong văn bản Hai loại khác biệt là:

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Sự khác biệt mà J thể hiện trong văn bản Hai loại khác biệt được xem là “có ý nghĩa” bởi:

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất sau đấy:

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Bài học mà em rút ra được từ văn bản Hai loại khác biệt:

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa…

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Người viết gọi sự khác biệt do bản thân mình và số đông học sinh trong lớp tạo ra là “sự khác biệt vô nghĩa” trong văn bản Hai loại khác biệt là vì:

A. Đó là sự khác biệt không có giá trị

B. Đó là sự khác biệt thường tình

C. Đó là sự khác biệt có tính chất hài hước

D. Đó là sự khác biệt không nghiêm túc

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Lí do người viết gọi sự khác biệt do J tạo ra là "sự khác biệt có ý nghĩa” trong văn bản Hai loại khác biệt:

A. Vì sự khác biệt ấy khiến người khác ngạc nhiên

B. Vì sự khác biệt ấy được tạo nên bởi một cá nhân

C. Vì sự khác biệt ấy cho thấy nhận thức và bản lĩnh của một cá nhân

D. Vì sự khác biệt ấy khiến người khác không thể làm theo

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Thái độ của người viết đối với “sự khác biệt có ý nghĩa” qua cách thể hiện của J của văn bản Hai loại khác biệt:

A. Không quan tâm vì không phải là điều mình thích

B. Kinh ngạc vì thấy J không giống ai

C. Ngạc nhiên và nể phục

D. Xem thường vì J chẳng có biểu hiện gì nổi bật

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Câu “Trong 24 tiếng đồng hồ đó, cái nhìn của tôi về J đã hoàn toàn thay đổi; tất cả chúng tôi đều nhận thấy điều đó.” có trạng ngữ chỉ:

A. Địa điểm

B. Điều kiện

C. Nguyên nhân

D. Thời gian

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Ở câu:" Trong 24 tiếng đồng hồ đó, cái nhìn của tôi về J đã hoàn toàn thay đổi; tất cả chúng tôi đều nhận thấy điều đó.", những từ ngữ in đậm trong câu là thành phần gì? Nếu bỏ thành phần ấy, nghĩa của cây sẽ thay đổi như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Vấn đề được bàn trong đoạn trích Hai loại khác biệt từ "Điều tôi học được ... không nể phục cậu" có ý nghĩa đối với em và các bạn của em hiện nay không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Nhân vật "tôi" trong đoạn trích Hai loại khác biệt từ "Điều tôi học được ... không nể phục cậu" tỏ thái độ như thế nào đối với từng sự khác biệt được nói đến trong đoạn trích?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Số đông các bạn trong lớp đều chọn “sự khác biệt vô nghĩa” trong khi chỉ một bạn duy nhất chọn “sự khác biệt có ý nghĩa” Hiện tượng đó gợi cho em suy nghĩ gì?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Nhân vật “tôi” đã rút ra được kết luận gì từ hành vi của số đông các bạn trong lớp (trong đó có bản thân mình) và hành vi của J trong đoạn trích Hai loại khác biệt từ "Điều tôi học được ... không nể phục cậu"? Dựa vào đâu em biết được điều đó?

Xem lời giải >>