Đề bài

Trong truyện Cây khế, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập giữa họ và nêu nhận xét về đặc điểm của hai nhân vật này.

Phương pháp giải

Theo dõi văn bản, liệt kê sự đối lập giữa hai nhân vật về hành động của họ.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Sự đối lập đó là:

- Người anh: Nhân vật người anh là hình ảnh tiêu biểu cho những kẻ tham lam, ích kỉ.

+ Người anh là người ích kỉ và keo kiệt, khi cha mẹ qua đời anh ta đã chiếm hết mọi ruộng đất và chỉ để lại cho người em mỗi túp lều và cây khế.

+ Người anh tham lam khi may túi 12 gang để đi cùng chim lấy vàng.

=> Cái chết của người anh là lời cảnh báo cho những kẻ tham lam, chỉ muốn ăn mà không muốn làm, sống cạn tình nghĩa.

- Người em: Nhân vật người em là hình ảnh tiêu biểu cho những người tốt bụng, thật thà, lương thiện.

+ Người em hiền lành, tốt bụng và nhường hết nhà cửa ruộng vườn cho anh.

+ Khi chim ăn khế, người em nhường cho chim ăn mà không hề đánh đuổi.

+ Vì tốt bùng, thật thà nên người em đã chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người và đặc biệt là anh trai của mình.

+ Khi anh trai nổi long tham muốn đổi gia tài của mình để lấy cây khế ngọt, người em cũng sẵn sàng chia sẻ điều đó với anh trai của mình. 

=> Hai vợ chồng người em được sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa là cái kết có hậu cho những người "ở hiền gặp lành".

Cách 2

                        Nhân vật         

Đặc điểm 

Người anh

Người em

Hành động

+ Lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em. 

+ Chiếm hết của cải, ruộng vườn chỉ để lại cho em một gian nhà lụp xụp và 1 cây khế ngọt. 

+ Thấy chim lạ đến thì hớt hải chạy ra. 

+ Tru tréo lên: “Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn ráo ăn tiệt thì tôi cậy vào đâu”. 

+ Cuống quýt bàn cãi may túi. Mới đầu định mang nhiều túi nhưng sợ chim không ưng nên chỉ may 1 túi nhưng to gấp 3 lần túi của người em. 

+ Người chồng tót ngay lên lưng chim còn người vợ vái lấy, vái để chim thần. 

+ Hoa mắt vì của quý. Vào trong hang lại càng mê mẩn tâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải, dồn cả vào ống tay áo, ống quần, lê mãi mới ra khỏi hang. Đặt tay nải dưới cánh chim rồi lấy dây buộc chặt vào lưng chim và cổ mình. 

+ Thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. 

+ Không ta thán. 

+ Đợi cho chim ăn xong bay đi mới lên cây hái. 

+ Người vợ nói: “Ông chim ơi, ông ăn như thế còn gì là khế của nhà cháu nữa! Cây khế nhà cháu cũng sắp hết quả rồi đấy, ông ạ!” 

+ Nghe lời chim may một túi vải, bề dọc, bề ngang vừa đúng ba gang. 

+ Trèo lên lưng chim. 

+ Thấy hang sâu và rộng không dám vào chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra hiệu cho chim bay về. 

Kết cục

Vì mang nặng lại gặp cơn gió mạnh nên chim và người anh đều rơi xuống biển. Người anh bị sóng cuốn đi mất. 

Chim đưa người em về đến nhà. Từ đấy, hai vợ chồng người em trở nên giàu có. 

Cách 3

Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Sự đối lập đó là:

- Người anh: Nhân vật người anh trong câu chuyện cổ tích Cây khế là hình ảnh tiêu biểu cho những kẻ tham lam, ích kỉ.

Người anh là người ích kỉ và keo kiệt, khi cha mẹ qua đời anh ta đã chiếm hết mọi ruộng đất và chỉ để lại cho người em mỗi túp lều và cây khế. Bao nhiêu ruộng đất chiếm được, anh ta cho cày thuê nên ngày càng giàu có hơn. Bộ dáng tham lam của anh ta khi tranh ruộng đất với em mình thật khác hẳn với bộ dáng anh ta xun xoe, nịnh nọt người em đổi cho cây khế ngọt để lấy vàng. Anh ta mặc bộ quần áo thùng thình, vai khoác chiếc túi mười hai gang cùng cái bụng phệ loay hoay leo lên lưng chim ra đảo lấy vàng. Nhìn thấy nhiều vàng trên đảo, đôi mắt híp của anh ta sáng rực lên, bộ dạng hấp tấp, tham lam vơ vét, cố ních, cố nhét vào túi và ì ạch vác túi vàng nặng trĩu trên vai leo lên lưng chim để trở về. Nhưng rồi cuối cùng con người tham lam, ích kỉ ấy đã chới với trên lưng chim rồi lăn xuống biển.

Cái chết của người anh là lời cảnh báo cho những kẻ tham lam, chỉ muốn ăn mà không muốn làm, sống cạn tình nghĩa.

- Người em: Nhân vật người em trong câu chuyện cổ tích Cây khế là hình ảnh tiêu biểu cho những người tốt bụng, thật thà, lương thiện

Người em hiền lành, tốt bụng và rất yêu mến anh trai của mình. Khi cha mẹ qua đời, nhà cửa ruộng vườn đều thuộc về anh. Người em chỉ có một túp lều nhỏ và một cây khế ở cuối vườn. Biết phận mình là em nên không dám đòi hỏi gì hơn, người em chỉ ngày ngày chắm chút cho cây khế, mong cây đơm quả ngọt. Điều may đến, người em được chim lạ đưa đi lấy vàng và có một cuộc sống sung túc. Vì tốt bùng, thật thà nên người em đã chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người và đặc biệt là anh trai của mình. Khi anh trai nổi long tham muốn đổi gia tài của mình để lấy cây khế ngọt, người em cũng sẵn sàng chia sẻ điều đó với anh trai của mình. 

Hai vợ chồng người em được sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa là cái kết có hậu cho những người "ở hiền gặp lành".

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính của văn bản Cây khế là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hẳn nhiều em có ước muốn được đặt chân đến một hòn đảo ngoài khơi xa lắc, chưa ai biết đến và thường hình dung ở đó có nhiều điều thú vị. Hãy tưởng tượng em đang ở vào tình huống đó. Em có thể chia sẻ với các bạn những điều kì diệu mà em được chứng kiến.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện Cây khế có gì đặc biệt?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện Cây khế có gì đặc biệt?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Điều gì sẽ xảy ra khi hai vợ chồng người em cư xử với chim trong truyện Cây khế?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tưởng tượng một hang lớn đầy vàng, kim cương, thủy tinh, hổ phách… trông thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cái túi của vợ chồng người anh trong văn bản Cây khế sẽ gây ra điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cây khế kể về chuyện gì? Em thích nhất chi tiết nào trong truyện?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Hãy tóm tắt truyện Cây khế.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ quen thuộc chỉ thời gian trong quá khứ, không gian không xác định. Em hãy tìm các từ ngữ đó trong truyện cây khế.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang trong truyện Cây khế có phải là con vật kỳ ảo không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trong lời kể của truyện cổ tích, tác giả dân gian thường xen vào những câu có dáng dấp ca dao, tục ngữ, lời có vần dễ thuộc, dễ nhớ. Trong truyện này, có câu nói nào như thế? Nhân vật nào đã nói câu nói đó?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Đảo xa nơi con chim đưa người em đến trong truyện Cây khế có điều gì kì diệu? Điều kì diệu này đã giúp gì cho cuộc sống của người em sau đó?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em trong văn bản Cây khế, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học gì trong truyện này?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tưởng tượng ra một kết thúc khác cho chuyện Cây khế. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể về kết thúc đó.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Nội dung truyện Cây khế kể về?

Trong truyện Cây khế, em thích nhất chi tiết nào?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Truyện Cây khế có thể tóm tắt như sau:

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Những từ ngữ chỉ thời gian và không gian mở đầu truyện Cây khế:

Nhận xét của em về những từ ngữ đó:

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Con chim đưa người em và người anh ra đảo hoang trong Cây khế có phải là còn vật kì ảo không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Câu nói có vần, dễ thuộc dễ nhớ tựa ca dao, tục ngữ trong truyện Cây khế:

Câu nói này của nhân vật:

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Điểu kì diệu của đảo xa, nơi chim đưa người em đến trong Cây khế:

Nhờ điều kì diệu này mà cuộc sống của người em sau đó đã:

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Sự đối lập giữa hành động của người em và hành động của người anh trong Cây khế:

Nhận xét về sự đối lập trong hành động của hai nhân vật:

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Bài học từ kết cục khác nhau của người em và người anh trong truyện Cây khế:

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) thể hiện tưởng tượng về một cách kết thúc khác cho truyện Cây khế:

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Trong việc chia gia tài trong truyện Cây khế, người anh đã tỏ ra như thế nào?

A. Thương em

B. Công bằng

C. Tham lam và ích kỉ

D. Độc ác

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Qua việc may túi theo lời chim dặn và được chim đưa đi lấy vàng ở đảo xa trong truyện Cây khế, người em đã thể hiện:

A. Là một người dại dột

B. Là một người có khao khát giàu sang

C. Là một người ham được đi đây đi đó

D. Là một người trung thực

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Việc người anh bị rơi xuống biển cùng bao nhiêu vàng bạc châu báu lấy được trong truyện Cây khế là kết quả tất yếu của:

A. Sự tham lam

B. Thời tiết không thuận lợi

C. Sự trả thù của chim

D. Quãng đường chim phải bay xa xôi quá

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Dòng nào sau đây đúng với ý nghĩa có thể rút ra từ truyện “Cây khế”:

A. Tham một miếng, tiếng cả đời

B. Tham một bát bỏ cả mâm

C. Tham thì thâm

D. Tham vàng bỏ ngãi

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Từ nghe trong câu “Hai vợ chồng nghe lời chim may một túi vải, bề đọc bề ngang vừa đúng ba gang” có nghĩa là:

A. Thu nhận bằng tai những lời chim nói

B. Làm đúng theo lời chim

C. Chấp nhận điều chim nói

D. Tán thành điều chim nói

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Từ đến trong những câu sau khác nhau như thế nào về nghĩa? Do đâu có sự khác nhau đó?

a. Sáng hôm sau, chim đến.

b. Chim bay mãi, bay mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả..

Xem lời giải >>