Đề bài

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

     Hoàng tử bé chính là một mảng tuổi trơ trong trẻomát lành. Hoàng tử yêu mến đóa hoa hồng lấp lánh, lung linh bởi những điều mà đôi mắt không nhìn thấy được nhưng chính cậu không biết mình bị vẻ đẹp bên ngoài đánh lừa nên quên đi bản chất của tình yêu. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim. Hoàng tử bé cũng nhận ra sự liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa. Cậu đã dành thời gian, công sức, sự kiên nhẫn, dịu dàng từng chút một để có thể đến gần nó hơn. 

Chú thích:

Từ in đậm: từ láy.

Từ gạch chân: từ ghép

Loigiaihay.com

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Xác định từ ghép và từ láy trong những từ sau: mặt mũi, xâm phạm, lo sợ, tài giỏi, vội vàng, gom góp, hoảng hốt, đền đáp. Cho biết cơ sở để xác định như vậy.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong số các từ được in đậm dưới đây, từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép?

Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt.

(Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân)

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tạo ra từ ghép từ các tiếng dưới đây:

a. Ngựa

b. Sắt

c. Thi

d. Áo

Cho biết nghĩa của từ ghép tạo ra có gì khác so với nghĩa của tiếng gốc?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Mỗi từ ghép dưới đây được tạo ra bằng cách nào?

làng xóm, ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, tìm kiếm, phải trái, bờ cõi, tài giỏi, hiển lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp

a. Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau, ví dụ: núi non.

b. Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau, ví dụ: hơn kém.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Yếu tố nào trong mỗi từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa các món ăn được gọi là bánh? Xếp các yếu tố đó vào nhóm thích hợp.

bánh tẻ, bánh tai voi, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh nướng, bánh xốp, bánh bèo, bánh cốm, bánh tôm

a. Chỉ chất liệu để làm món ăn, ví dụ: bánh nếp.

b. Chỉ cách chế biến món ăn, ví dụ: bánh rán.

c. Chỉ tính chất của món ăn, ví dụ: bánh dẻo.

d. Chỉ hình dáng của món ăn, ví dụ: bánh gối.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Dựa theo câu mở đầu các truyền thuyết và cổ tích đã học, em hãy viết câu mở đầu giới thiệu nhân vật của một truyền thuyết hoặc cổ tích khác mà em muốn kể.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Xếp các từ sau đây vào hai nhóm: từ ghép, từ láy.

mẫm bóng, hủn hoẳn, lợi hại, phành phạch, giòn giã

Xem lời giải >>