Trả lời Vận dụng trang 74 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em và nhóm học tập sưu tầm các bài phát biểu, bài viết của những người nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Sưu tầm các bài phát biểu, bài viết của những người nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và chia sẻ với các bạn trong lớp.
(*) Tham khảo 1:
Quan điểm của V.I.Lênin về bình đẳng dân tộc
V.I.Lênin luôn tuyên bố và khẳng định dứt khoát việc bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Bình đẳng dân tộc là bình đẳng về mặt quyền lợi và nghĩa vụ, trong đó, V.I.Lênin nhấn mạnh việc bảo đảm bình đẳng về quyền lợi cho các dân tộc, đặc biệt là những dân tộc ít người: “Chúng ta đòi hỏi một sự bình đẳng tuyệt đối về mặt quyền lợi cho tất cả các dân tộc trong quốc gia và sự bảo vệ vô điều kiện các quyền lợi của mọi dân tộc ít người”. Như vậy, bình đẳng dân tộc gắn với việc bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu số trong một quốc gia. Để bảo đảm sự bình đẳng về quyền lợi cho các dân tộc, đặc biệt là dân tộc ít người, V.I.Lênin phản đối bất cứ một đặc quyền dành cho một dân tộc nào: “Không có một đặc quyền nào cho bất cứ dân tộc nào, mà là quyền bình đẳng hoàn toàn của các dân tộc”; “Tất cả các dân tộc trong nước đều tuyệt đối bình đẳng và mọi đặc quyền của bất cứ dân tộc nào hoặc ngôn ngữ nào đều bị coi là không thể dung thứ và trái với hiến pháp”. Về nội dung của bình đẳng giữa các dân tộc, theo V.I.Lênin phải bảo đảm trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: “Một Nhà nước dân chủ không thể dung thứ một tình trạng áp bức, kiềm chế của một dân tộc này đối với bất cứ dân tộc nào khác trong bất cứ lĩnh vực nào, trong bất cứ ngành hoạt động xã hội nào”. Bình đẳng dân tộc gắn với việc bảo đảm quyền lợi của dân tộc thiểu số phải được thể hiện trong mọi lĩnh vực. Bình đẳng trong kinh tế là bảo đảm quyền lợi, lợi ích kinh tế, quyền được phân phối công bằng tư liệu sản xuất cũng như thành quả của sự phát triển cho tất cả các dân tộc. Bình đẳng trong chính trị là bảo đảm quyền của các dân tộc trong tham gia vào đời sống chính trị, hệ thống chính trị của đất nước. Bình đẳng trong văn hóa, xã hội là bảo đảm quyền hưởng các thành quả phát triển văn hóa, xã hội của đất nước, quyền được bảo vệ bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc. Trong khi khẳng định sự toàn diện, đầy đủ trong thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, V.I.Lênin nhấn mạnh đến việc thực hiện bình đẳng dân tộc trong lĩnh vực văn hóa: “Một Nhà nước dân chủ phải thừa nhận vô điều kiện quyền tự do hoàn toàn của các ngôn ngữ dân tộc khác nhau và gạt bỏ bất cứ đặc quyền nào của một trong những ngôn ngữ đó”. Văn hóa của một dân tộc tộc người thể hiện ở phong tục, tập quán, tín ngưỡng và các sinh hoạt hằng ngày, trong đó thể hiện rõ nét ở ngôn ngữ riêng của tộc người đó. Ngôn ngữ là một thành tố của văn hóa, đồng thời là phương tiện truyền tải các giá trị, sinh hoạt văn hóa của tộc người đó. V.I.Lênin khẳng định quyền tự do sử dụng ngôn ngữ riêng của các tộc người chính là quyền bình đẳng về văn hóa giữa các dân tộc. Quyền này thể hiện ở chỗ không có ngôn ngữ quốc gia nào có tính chất bắt buộc, các dân tộc được học ngôn ngữ của mình trong trường học, được sử dụng ngôn ngữ của mình trong mọi trường hợp ví dụ như tòa án... “Đảm bảo sự bình đẳng hoàn toàn giữa các dân tộc và không có một ngôn ngữ quốc gia có tính chất bắt buộc, đảm bảo cho dân cư có các trường học dạy bằng tất cả các ngôn ngữ địa phương”. Theo V.I.Lênin, bình đẳng dân tộc về mặt văn hóa không chỉ là việc các dân tộc được tự do sử dụng ngôn ngữ của mình, được bảo vệ bản sắc văn hóa riêng của mình mà còn là được hưởng công bằng các giá trị, thành tựu phát triển văn hóa chung của đất nước: “Tỷ lệ kinh phí chi tiêu cho nhu cầu văn hóa - giáo dục của các dân tộc ít người của một địa phương không thể thấp hơn tỷ lệ mà dân tộc ít người đó chiếm so với toàn bộ dân số của địa phương đó”.
(*) Tham khảo 2:
Lời phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam (ngày 03-12-1945)
“Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn có sự phân chia nòi giống, tiếng nói gì nữa. Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa.
Nhiệm vụ chính của các dân tộc thiểu số hiện nay phải thực hiện là:
1- Đoàn kết hơn nữa để chống xâm lăng.
2- Hết sức tăng gia sinh sản.
3- Ra sức cứu giúp đồng bào dưới xuôi về nạn đói và ủng hộ Chính phủ để kháng chiến và cứu đói.
4- Gây sự thân thiện giữa ta và Trung Quốc, nhất là các dân tộc ở các miền biên giới Việt Nam và Trung Quốc.
Anh em thiểu số chúng ta sẽ được:
1- Dân tộc bình đẳng: Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những điều hủ tệ cũ, bao nhiêu bất bình trước sẽ sửa chữa đi.
2- Chính phủ sẽ gắng sức giúp cho các dân tộc thiểu số về mọi mặt:
a) Về kinh tế, sẽ mở mang nông nghiệp cho các dân tộc được hưởng.
b) Về văn hoá, Chính phủ sẽ chú ý trình độ học thức cho dân tộc.
Các dân tộc được tự do bày tỏ nguyện vọng và phải cố gắng để cùng giành cho bằng được độc lập hoàn toàn, tự do và thái bình”.
Các bài tập cùng chuyên đề
Trả lời Mở đầu trang 68 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy chỉ ra quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin sau:
“Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc,....”
(Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000)
Trả lời câu hỏi mục 1a trang 69 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc những thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1/ Quy định tỉ lệ ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong thông tin 1 nhằm mục đích gì? Vì sao?
2/ Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào trong thông tin 2?
3/ Em hãy lấy ví dụ thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực chính trị.
Trả lời câu hỏi mục 1b trang 70 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc những thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1/ Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào trong các thông tin trên?
2/ Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực kinh tế.
Trả lời câu hỏi mục 1c trang 71 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc những thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1/ Quyền bình đẳng về văn hoá, giáo dục giữa các dân tộc được biểu hiện như thế nào trong các thông tin trên?
2/ Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục.
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 73 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc những thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1/ Theo em. Vì sao chúng ta chỉ có thể bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam giàu đẹp nếu các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển?
2/ Từ thông tin 2, em hãy cho biết việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc đã có tác động tích cực như thế nào đến đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Nếu các dân tộc trong đất nước không bình đẳng thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
Trả lời Luyện tập 1 trang 73 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

Trả lời Luyện tập 2 trang 74 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Hành vi của các chủ thể dưới đây là thực hiện đúng pháp luật hay vi phạm pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc? Vì sao?

Trả lời Luyện tập 3 trang 74 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
a. Gần tới ngày Toà án xét xử việc tranh chấp đất đai giữa anh P (người dân tộc Ơ-đu) với anh N (người dân tộc Kinh). Anh P lo lắng vì mình chỉ thành thạo tiếng dân tộc Ơ-đu mà không thành thạo tiếng Việt sẽ gây bất lợi cho bản thân.
Em hãy tư vấn cách thức để giúp anh P được đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
b. D và B sinh ra, lớn lên và học tập cùng trưởng tại địa phương X. Cả hai cùng dự thi vào Trường Đại học N và có số điểm thi đại học bằng nhau, nhưng D là người dân tộc thiểu số được cộng thêm điểm ưu tiên nên đủ điểm đỗ, còn B là người dân tộc Kinh không ưu tiên nên không đỗ. B thắc mắc và cho rằng như vậy là không được đảm bảo sự bình đẳng.
Em hãy tư vấn để giúp B hiểu được chính sách ưu tiên của Nhà nước trong việc tuyển sinh đại học.
Trả lời Luyện tập 4 trang 74 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy kể một việc làm cụ thể của bản thân đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Em hãy cho biết một số chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu
- Em hãy cho biết nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong các thông tin trên.
- Em hãy nêu ví dụ về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục.
Em hãy đọc các thông tin và thực hiện yêu cầu
- Em hãy nêu một số biểu hiện của quyền bình đẳng về tôn giáo trong các thông tin trên.
- Em hãy nêu một số quy định khác của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
Em hãy cho biết việc thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống xã hội trong trường hợp sau:
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi
- Em có nhận xét gì về hành vi của anh M?
- Em biết những hành vi nào khác vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo?
Em hãy quan sát biểu đồ, đọc trường hợp và trả lời câu hỏi
- Tỉ lệ đại biểu Quốc hội là người đồng bào dân tộc thiểu số qua các khóa thể hiện chính sách nào của Đảng và Nhà nước về dân tộc, tôn giáo? Chính sách đó có ý nghĩa gì?
- Việc làm của anh B trong trường hợp trên có phải là thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo không? Vì sao?
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
Em hãy nhận xét về hành vi của nhân vật, tổ chức trong các trường hợp sau:
Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
- Việc làm của chị A có phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc không? Vì sao?
- Em có thể làm gì để góp phần bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo?
Em hãy đánh giá hành vi của các nhân vật trong trường hợp sau:
Em hãy cùng các bạn thảo luận nhóm về thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo ở địa phương em và chia sẻ trước lớp.
Em hãy cùng các bạn thực hiện một sản phẩm có nội dung thể hiện một số hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong đời sống thực tiễn, sau đó chia sẻ trước lớp
Trả lời câu hỏi trang 84 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy kể tên một số dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam và chia sẻ những điều em biết về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đó.
Trả lời câu hỏi mục 1 phần a trang 85 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

a. Em hãy xác định nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin 1.
b. Ngoài những quy định của Hiến pháp về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, em còn biết đến những quy định nào khác của pháp luật về quyền này?
c. Trong thông tin 2, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được biểu hiện như thế nào trong từng lĩnh vực? Em hãy lấy ví dụ để làm rõ những biểu hiện đó.
d. Em hãy sử dụng các quy định của pháp luật trong thông tin 1 để nhận xét hành vi của các phần tử trong trường hợp trên. Theo em, hành vi đó có thể bị xử lí như thế nào?
Trả lời câu hỏi mục 1 phần b trang 86 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

a. Theo em, ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trong thông tin trên như thế nào?
b. Em hãy nêu ví dụ về những giá trị mà quyền bình đẳng giữa các dân tộc mang lại cho cá nhân và xã hội.
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 89 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 89 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo được thực hiện trong trường hợp nào dưới đây? Vì sao?
Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 90 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy nêu những việc làm để thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (nêu rõ những việc nên làm, những việc không nên làm).
Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 90 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Sưu tầm các văn bản pháp luật quy định về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo và xây dựng thành bộ tư liệu số để sử dụng cho hoạt động tuyên truyền nhân ngày “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11” hằng năm.