Đề bài

Phân tích, làm sáng tỏ tính cách và phẩm chất của nhân vật Dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu qua các tình huống và sự kiện tiêu biểu. Nêu nhận xét về cuộc đời và tính cách của nhân vật Dì Mây.

Phương pháp giải

- Đọc kĩ tác phẩm

- Nhận xét tính cách của Dì Mây thông qua hành động, cách ứng xử,…

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Dì Mây từ chiến trường trở về đúng vào ngày người yêu đi lấy vợ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường. Cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạng gỗ, bên con búp bê không biết nói. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai.

Cách 2

Tính cách và phẩm chất của nhân vật dì Mây trong truyện qua các tình huống và sự kiện tiêu biểu:

-Dì Mây là người dũng cảm, gan dạ, dâng hiến quãng đời thanh xuân tươi đẹp cho cách mạng: "Dì Mây chắn cửa hầm che chở cho thương binh. Bom nôt người người lính công binh sốt rét tóc rụng trọc đầu vẫn lành lặn..". Chính vì sự hi sinh cao cả đó, đã khiến cô từ một người con gái xinh đẹp mà trở thành người chịu nhiều hậu quả của chiến tranh đầy mất mát: Dì Mây bước tập tễnh, tóc Dì Mây  rụng nhiều, xơ và thưa, dì có chân giả, chống nạng gỗ.

-Dì Mây có mối tình đằm thắm, trong sáng với chú San, tuy nhiên lại rơi vào nghịch cảnh éo le: ngày cô trở về quê cũng là ngày người yêu – San đi lấy vợ vì tưởng cô hy sinh. Ngay đêm tân hôn, biết tin Mây còn sống quay về, San đã tìm gặp Mây. Anh xin cô được bỏ vợ để cả hai làm lại từ đầu. Mây khóc, từ chối vì cho rằng: “Một người phụ nữ đau khổ và lỡ dở đã là quá đủ”. 

-Dì Mây có lòng nhân hậu vị tha, thương người: dì Mây đỡ đẻ giúp vợ của chú San sinh em bé do vợ chú vượt cạn thiếu tháng, thai ngôi bị ngược; dì còn chăm sóc thằng Cún thay thím Ba vì thím đã mất do chiến tranh.

=> Qua đây, ta thấy được cuộc đời của dì thật đau xót, đầy éo le. Cuộc chiến tranh đã cướp đi tất cả: tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc và mài mòn dần những gì còn sót lại của cô trở về sau chiến tranh.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nhận xét về thái độ và quyết định của nhân vật dì Mây trong Người ở bến sông Châu

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Chú ý thái độ của các nhân vật trong Người ở bến sông Châu

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trong Người ở bến sông Châu, chi tiết về mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ có ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chú ý tâm trạng của nhân vật dì Mây trong Người ở bến sông Châu

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Trong Người ở bến sông Châu, tình huống nào đã giúp nhân vật bộc lộ phẩm chất và nhân cách?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Đọc kĩ Người ở bến sông Châu và cho biết vì sao lúc này dì Mây lại khóc?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong Người ở bến sông Châu, số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún gợi suy nghĩ gì về hậu quả của chiến tranh?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Đọc Người ở bến sông Châu và cho biết đoạn này cho biết những thông tin quan trọng gì?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Đọc Người ở bến sông Châu và chú ý sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Ai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu? Hãy vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm này với các nhân vật khác trong truyện?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Phân tích và nhận xét về bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Câu chuyện trong Người ở bến sông Châu diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nhận xét điểm nhìn và người kể chuyện trong văn bản Người ở bến sông Châu

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Theo em vấn đề đặt ra trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng)

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Hình dung tâm trạng và thái độ của các nhân vật trong Người ở bến sông Châu

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đọc Người ở bến sông Châu và chú ý tác dụng của biện pháp điệp từ trong đoạn này.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật và lời bình luận của người kể chuyện trong Người ở bến sông Châu

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đọc Người ở bến sông Châu và tóm tắt sự việc chính của phần này.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tóm tắt văn bản Người ở bến sông Châu

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Nội dung chính văn bản Người ở bến sông Châu là gì?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Dì Mây, chú San, cô Thanh, Mai, thím Ba, chú Quang là tên các nhân vật trong truyện Người ở bến sông Châu. Hãy sắp xếp các nhân vật vào bảng dưới dây cho phù hợp:

Nhân vật chính

Nhân vật phụ

Xem lời giải >>
Bài 23 :

“Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ”. Đối với nhân vật dì Mây và chú San trong văn bản Người ở bến sông Châu, tình huống này là:

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Trong văn bản Người ở bến sông Châu, đối mặt với tình huống chú San đi lấy vợ, tâm trạng của dì Mây như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Đọc đoạn văn sau đây, nhận xét thái độ và hành động của nhân vật dì Mây trong văn bản Người ở bến sông Châu:

“Không!”. Tiếng dì Mây phá vỡ khoảng không gian im lặng. Dì bật dậy, chống nạng gỗ cộc cộc đi vào sân. Chú San chạy theo níu áo dì Mây. Dì đứng lại, thở hổn hển: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi!”. Chú San ngập ngừng định nói điều gì. Dì Mây ngăn lại: “Anh đừng lo cho tôi.”. Dì thở dài đánh thượt: “Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn.”.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Các chi tiết dưới đây trong văn bản Người ở bến sông Châu thể hiện điều gì?

- Mẹ hái lá bưởi mang ra bến sông Châu. Mẹ và dì gội đầu cho nhau.

- Lúc về, mẹ dặn: “Mai. Chịu khó học hành rồi đỡ đần ông cho dì vui. Đừng có nhảy cẫng đi chơi, bò dì ngồi một mình”.

- Mẹ lại bảo: “Dì ra đây là phải. Ở nhà nhìn sang bên kia hàng râm bụt thấy người ta như đôi chim cu, đến tôi cũng nẫu ruột.”.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Đọc đoạn văn sau đây (trích trong người ở bến sông Châu) và cho biết,  vì sao dì Mây khóc?

- Ở trong, dì Mây gục luôn xuống bàn đỡ đẻ, khóc tức tưởi. “Ơ cái con này!”. Thím Ba ngạc nhiên. Dì Mây càng khóc to hơn. Tiếng khóc của dì hoà lẫn tiếng oe oe của đứa bé. Nghe xót xa, tủi hờn, xen lẫn niềm ao ước, chờ mong và bui buồn lẫn lộn. Chú San vào, bối rối. Thím Ba bảo: “Tổi hiểu ra rồi. Cứ để con Mây nó khóc. Xúm vài đưa vợ về phòng sau đẻ”.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật dì Mây vào ngày “dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ” trong người ở bến sông Châu

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện người ở bến sông Châu

Xem lời giải >>