Đề bài

Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?

Phương pháp giải

- Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm

- Xác định sự sự kiện chính của mỗi phần dựa vào nội dung và cảm thụ cá nhân

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Sự kiện chính của mỗi phần: Dì Mây về làng, chú San đi lấy vợ, chú lấy cô Thanh giáo viên. Khi biết Mây trở về chú San đã sang và xin lỗi còn muốn làm lại với dì Mây nhưng dì không đồng ý.

     Từ khi chuyển về bến sông Châu dì Mây buồn lắm, lúc nào cũng thơ thẩn, cứ nhắc đến chuyện lấy chồng dì Mây lại buồn.

     Khi trạm xá được xây, thiếu người dì đã trở lại nghề. Vợ chú San đẻ cạn ối, dì cũng là người đỡ đẻ, khâu xong mọi thứ dì gục ngã ngay trên bàn và khóc nức nở.

     Bến sông đầy bom chưa nổ cũng chính vì thế nên thím Ba chết vì đun te vướng bom bi. Dì Mây nhận nuôi thằng Cún. Dì ru thằng bé ngủ tiếng ru đã khiến những anh lính công binh bắc cầu dừng tay lắng nghe, tiếng ru êm đềm của dì hòa vào hương thơm của cỏ cây, đất trời.

     Cách xây dựng cốt truyện của tác giả tuy giản dị nhưng lại gây ấn tượng mạnh đến độc giả, tạo cho người đọc thấu hiểu được từng lớp văn chương. Từ không gian đến thời gian chỉ xoay quanh nhân vật Dì Mây nhưng được lồng ghép vào xen kẽ rất đặc biệt, nói về làng quê với cái nhìn hiện thực, vừa lãng mạn đan xen vào nhau và vốn am hiểu, cảm thông với người phụ nữ đã  làm rung động tâm hồn độc giả.

Cách 2

- Phần 1: Từ đầu đến “di lên vách bếp”

+ Chú San đi lấy vợ 

+ Dì Mây trở về xóm Trại

- Phần 2: Tiếp đến “Sóng nước lao xao”

+ Cuộc sống giản dị của dì Mây ở quê nhà 

- Phần 3: Tiếp đến “ở phía cuối con đường về bến”

+ Dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn

- Đoạn 4: Còn lại

+ Những phẩm chất cao đẹp của dì Mây 

→ Tác giả đã xây dựng cốt truyện với rất nhiều những sự việc, tình huống bất ngờ, cao trào, hấp dẫn. Để câu chuyện hấp dẫn và thu hút được người đọc.

Cách 3

 Sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu:

-Phần 1: chú San đi lấy vợ, dì Mây đi bồ đội trở về. Hai người họ đã cuộc nói chuyện trong tình cảnh đầy trớ trêu, nghiệt ngã. 

-Phần 2: Tâm trạng buồn bã, thơ thẩn đến não lòng của dì Mây thông qua những cuộc nói chuyện với mẹ, Mai và lũ bạn của Mai.

-Phần 3: dì Mây đỡ đẻ giúp vợ của chú San sinh em bé do vợ chú vượt cạn thiếu tháng, thai ngôi bị ngược.

-Phần 4: Số phẩn con người hẩm hiu, đầy đau thương do hậu quả chiến tranh để lại.

Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả đặc sắc ở chỗ tác giả đã cụ thể hóa những sự kiện, biến cố, hành động trong truyện giúp cho người đọc có những cái nhìn trầm lặng, sâu lắng về chủ đề chiến tranh thông qua nhân vật dì Mây.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nhận xét về thái độ và quyết định của nhân vật dì Mây trong Người ở bến sông Châu

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Chú ý thái độ của các nhân vật trong Người ở bến sông Châu

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trong Người ở bến sông Châu, chi tiết về mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ có ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chú ý tâm trạng của nhân vật dì Mây trong Người ở bến sông Châu

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Trong Người ở bến sông Châu, tình huống nào đã giúp nhân vật bộc lộ phẩm chất và nhân cách?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Đọc kĩ Người ở bến sông Châu và cho biết vì sao lúc này dì Mây lại khóc?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong Người ở bến sông Châu, số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún gợi suy nghĩ gì về hậu quả của chiến tranh?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Đọc Người ở bến sông Châu và cho biết đoạn này cho biết những thông tin quan trọng gì?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Đọc Người ở bến sông Châu và chú ý sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Ai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu? Hãy vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm này với các nhân vật khác trong truyện?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Phân tích, làm sáng tỏ tính cách và phẩm chất của nhân vật Dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu qua các tình huống và sự kiện tiêu biểu. Nêu nhận xét về cuộc đời và tính cách của nhân vật Dì Mây.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Phân tích và nhận xét về bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Câu chuyện trong Người ở bến sông Châu diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nhận xét điểm nhìn và người kể chuyện trong văn bản Người ở bến sông Châu

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Theo em vấn đề đặt ra trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng)

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Hình dung tâm trạng và thái độ của các nhân vật trong Người ở bến sông Châu

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đọc Người ở bến sông Châu và chú ý tác dụng của biện pháp điệp từ trong đoạn này.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật và lời bình luận của người kể chuyện trong Người ở bến sông Châu

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đọc Người ở bến sông Châu và tóm tắt sự việc chính của phần này.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tóm tắt văn bản Người ở bến sông Châu

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Nội dung chính văn bản Người ở bến sông Châu là gì?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Dì Mây, chú San, cô Thanh, Mai, thím Ba, chú Quang là tên các nhân vật trong truyện Người ở bến sông Châu. Hãy sắp xếp các nhân vật vào bảng dưới dây cho phù hợp:

Nhân vật chính

Nhân vật phụ

Xem lời giải >>
Bài 23 :

“Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ”. Đối với nhân vật dì Mây và chú San trong văn bản Người ở bến sông Châu, tình huống này là:

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Trong văn bản Người ở bến sông Châu, đối mặt với tình huống chú San đi lấy vợ, tâm trạng của dì Mây như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Đọc đoạn văn sau đây, nhận xét thái độ và hành động của nhân vật dì Mây trong văn bản Người ở bến sông Châu:

“Không!”. Tiếng dì Mây phá vỡ khoảng không gian im lặng. Dì bật dậy, chống nạng gỗ cộc cộc đi vào sân. Chú San chạy theo níu áo dì Mây. Dì đứng lại, thở hổn hển: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi!”. Chú San ngập ngừng định nói điều gì. Dì Mây ngăn lại: “Anh đừng lo cho tôi.”. Dì thở dài đánh thượt: “Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn.”.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Các chi tiết dưới đây trong văn bản Người ở bến sông Châu thể hiện điều gì?

- Mẹ hái lá bưởi mang ra bến sông Châu. Mẹ và dì gội đầu cho nhau.

- Lúc về, mẹ dặn: “Mai. Chịu khó học hành rồi đỡ đần ông cho dì vui. Đừng có nhảy cẫng đi chơi, bò dì ngồi một mình”.

- Mẹ lại bảo: “Dì ra đây là phải. Ở nhà nhìn sang bên kia hàng râm bụt thấy người ta như đôi chim cu, đến tôi cũng nẫu ruột.”.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Đọc đoạn văn sau đây (trích trong người ở bến sông Châu) và cho biết,  vì sao dì Mây khóc?

- Ở trong, dì Mây gục luôn xuống bàn đỡ đẻ, khóc tức tưởi. “Ơ cái con này!”. Thím Ba ngạc nhiên. Dì Mây càng khóc to hơn. Tiếng khóc của dì hoà lẫn tiếng oe oe của đứa bé. Nghe xót xa, tủi hờn, xen lẫn niềm ao ước, chờ mong và bui buồn lẫn lộn. Chú San vào, bối rối. Thím Ba bảo: “Tổi hiểu ra rồi. Cứ để con Mây nó khóc. Xúm vài đưa vợ về phòng sau đẻ”.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật dì Mây vào ngày “dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ” trong người ở bến sông Châu

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện người ở bến sông Châu

Xem lời giải >>