Đề bài

Hãy kể ngắn gọn một phong tục thể hiện nếp sống gắn bó với thiên nhiên của người Việt Nam (xưa hoặc nay) mà em được biết.

Phương pháp giải

Em dựa vào hiểu biết về các phong tục của dân tộc ta để trả lời câu hỏi

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Lễ hội cầu mưa của người Chăm H’roi, tỉnh Bình Định luôn có sức hấp dẫn không chỉ đối với đồng bào dân tộc Chăm, mà còn thu hút sự quan tâm của những dân tộc anh em khác sinh sống tại miền Trung. Lễ hội cầu mưa thường tổ chức vào ngày 16 - 20/2 (Âm lịch) hàng năm, già làng là người có uy tín với làng, bản, trong vai trò chủ lễ chỉ đạo, điều hành mọi việc trong lễ hội, từ việc chọn ngày làm lễ đến việc họp người dân trong làng cùng nhau đóng góp đồ lễ. Tùy vào điều kiện của mỗi làng Chăm hay tình hình hạn hán kéo dài mà có thể lễ vật cúng là trâu hoặc heo. Dù trong hoàn cảnh nào trên đài tế luôn phải có đầy đủ một đôi gà trống, hai ché rượu, một vòng sáp ong, một chén gạo và trầu cau... để dâng lên các vị thần ban sức khỏe.

Cách 2

- Hàng năm vào xuân thu nhị kỳ, các làng xung quanh đền Hùng đều mở hội với mục đích là cầu mong mùa màng, con người, con của được sinh sôi nảy nở cho đông đàn dài lũ, ngô lúa đầy cót đầy bồ. Lễ hội đó chính là phồn thực - là tín ngưỡng của các cộng đồng trồng lúc nước.

- Để giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu thì “phồn thực” chính là từ nói về sự sinh trưởng, sinh sôi nảy nở.Mà vật tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở chính là “nõ nường”. Do vậy, quanh đền Hùng có nhiều làng thờ sinh thực khí - biểu tượng chung của tín ngưỡng phồn thực.

Cách 3

Người Việt Nam có rất nhiều phong tục thể hiện nếp sống gắn bó với thiên nhiên. Tiêu biểu như phong tục thờ Thần Nông. Em xin kể ngắn gọn về phong tục thờ Thần Nông trong lễ hội làng Tòng Lệnh.

Trong tâm thức của cư dân nông nghiệp, Thần Nông là vị thần ban cho mùa màng tươi tốt nên việc thờ cúng Thần Nông trở thành một nét văn hóa đặc sắc từ bao đời nay. Đậm nét trong tục thờ này phải thấy ở lễ hội Tòng Lệnh xã Trường Giang (huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang), dân làng dựng một sàn tế cao tới đầu người, trên bắc sạp, dưới cho trẻ con đóng giả làm ếch nhái đợi mưa. Tế xong, chủ tế lấy nước vẩy xuống đàn ếch nhái, ếch nhái kêu ộp ộp báo hiệu mưa về. Một người đàn ông đóng giả làm trâu, một người phía sau đóng làm người đi bừa, một người phụ nữ giả làm người đi cấy đi quanh sàn tế... nghi lễ mang ý nghĩa cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính của văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hẳn em đã từng được nghe giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động nào đó. Hãy nêu một vài ấn tượng của em xung quanh việc giới thiệu này.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Theo văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, các bên tham dự lễ phải làm những gì khi đoàn hành lễ đi quanh làng bản?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nêu những thông tin chính về lễ rửa làng mà em tiếp nhận được từ văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô (có thể trình bày dưới hình thức một sơ đồ với các phần: thời điểm diễn ra hoạt động; sự chuẩn bị và diễn biến của hoạt động; ý nghĩa của hoạt động;...)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô là gì? Tác giả đã thực hiện mục đích đó như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô nhắc đến nhiều hoạt động diễn ra trong lễ rửa làng của người Lô Lô. Hoạt động nào trong đó phải được thực hiện theo luật lệ, hoạt động nào nằm ngoài luật lệ?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tính cộng đồng của các hoạt động trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin cụ thể nào trong văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Qua đọc văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, em rút ra được kinh nghiệm gì về cách tạo lập loại văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Xét về nội dung và cấu trúc, văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô có những điểm gì khác biệt so các văn bản thông tin em đã học?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nhan đề văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô có thể gợi lên ở người đọc những câu hỏi gì? Theo em, những câu hỏi tiềm ẩn đó đã được tác giả quan tâm giải đáp như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Việc duy trì bền vững lễ tục rửa làng cho thấy nét đẹp nào trong lối sống của người Lô Lô trong văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Nêu phỏng đoán của em về nét bất biến trong lễ rửa làng được thực hiện theo chu kì của đồng bào Lô Lô trong văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô. Điều gì đã khiến cho một lễ tục giữ được nét bất biến qua năm tháng?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Khi giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, ngoài yêu cầu về sự rõ ràng, muốn văn bản thực sự sinh động, hấp dẫn, người viết cần phải làm gì? Hãy nêu nhận xét về văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô trên phương diện này.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Hãy cho biết ở đoạn trích Lễ rửa làng của người Lô Lô tác giả đang nói về”bước” nào trong toàn bộ quá trình tiến hành lễ rửa làng. Theo em, vì sao không thể lược bỏ đoạn này trong hạn văn bản thông tin giới thiệu về một lễ tục với các quy tắc và luật lệ riêng của nó?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Đoạn trích Lễ rửa làng của người Lô Lô nói về một “phân cảnh” của lễ rửa làng. Những điều cụ thể gì đã được tái hiện ở đây?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Tìm trong đoạn trích Lễ rửa làng của người Lô Lô những cụm từ nói về ý nghĩa của các hoạt động cụ thể mà đồng bào Lô Lô thực hiện trong lễ rửa làng. Em suy nghĩ gì về sự cần thiết của việc làm sáng tỏ ý nghĩa các quy tắc, luật lệ được nói tới trong một văn bản thông tin giới thiệu lễ tục?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Trong các lễ tục khác mà em được biết, có hoạt động nào mang ý nghĩa tương tự những hoạt động được thuật lại trong đoạn trích Lễ rửa làng của người Lô Lô?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Xác định ý nghĩa của các yếu tố hình và nhân trong từ hình nhân và tìm thêm một số từ có một trong hai yếu tố này.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Điền một số thông tin chính về Lễ rửa làng của người Lô Lô được thể hiện trong văn bản vào sơ đồ dưới đây:

Lễ rửa làng của người Lô Lô

Thời điểm

Chuẩn bị

Diễn biến

Ý nghĩa

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Viết văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, tác giả hướng tới mục đích:

Mục đích đó được tác giả thể hiện bằng cách:

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Hoạt động trong Lễ rửa làng của người Lô Lô phải được thực hiện theo luật lệ:

Hoạt động trong lễ rửa làng nằm ngoài luật lệ:

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Tính cộng đồng của các hoạt động trong ngày lễ Lễ rửa làng của người Lô Lô đã được tô đậm qua các thông tin:

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Những kinh nghiệm về cách tạo lập văn bản thông tin giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động em rút ra được qua đọc văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Bên cạnh lễ rửa làng độc đáo, thú vị thì người Lô Lô còn có những lễ tiêu biểu gì?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Lễ rửa làng có tên gọi là gì?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Theo người dân Lô Lô, vì sao không gian sinh sống của họ phải được “làm sạch”, “tẩy rửa” theo định kì?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô do ai sáng tác?

Xem lời giải >>