Đề bài

Trong đời sống, trước một vấn đề, thường có những ý kiến khác nhau, trong đó có thể có ý kiến khiến ta không thể đồng tình. Biết tán thành với ý kiến đúng thì cũng cần biết phản đối ý kiến sai. Nhiều trường hợp, sự phản đối được thể hiện bằng bài văn nghị luận. Để việc phản đối có sức thuyết phục, người viết văn nghị luận cần đưa ra ý kiến rõ ràng, lí lẽ sắc bén, bằng chứng tiêu biểu, xác thực, dựa trên những tiêu chuẩn chân lí được thừa nhận rộng rãi.

Phương pháp giải

- Nêu được vấn đề, làm rõ thực chất của vấn đề

- Trình bày rõ ràng ý kiến phản đối của người viết về một quan niệm, cách hiểu khác

- Đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để chứng tỏ ý kiến phản đối là hoàn toàn có cơ sở

Lời giải của GV Loigiaihay.com

      “Có thể bỏ qua một số môn chỉ nên học môn mình yêu thích” đang là một chủ đề lớn của lớp tôi trong những giờ ra chơi. Đã có rất nhiều ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng được các bạn đưa ra để bảo vệ quan điểm cá nhân của mình. Riêng tôi, tôi không thể nào chấp nhận được việc coi nhẹ các môn khác của một số bạn học sinh.

      Sự phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo sự bùng nổ của khoa học, công nghệ thông tin đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất và tinh thần của con người, trong đó có giáo dục, đặc biệt là sự xuất hiện của xu hướng nhiều phụ huynh, học sinh thích chạy theo những môn học cần trong khối thi mà bỏ quên những môn học khác. Mỗi một môn học khi được đặt vào trong chương trình thì đều có ý nghĩa và giá trị riêng. Các môn khoa học tự nhiên là những môn giúp chúng ta có thêm khả năng tính toán, tư duy, những môn khoa học xã hội sẽ giúp chúng ta bồi dưỡng thêm được nhân cách, phẩm chất và tâm hồn, những môn ngoại khóa sẽ giúp cho tâm hồn chúng ta thư giãn sau một quãng thời gian học tập vất vả. Thế nhưng tình trạng các bạn học sinh chỉ quan tâm và chú ý đến một số môn học mình yêu thích và bỏ quên những môn còn lại đang rất nhiều và phổ biến hiện nay. Học sinh "quay lưng" với những trang văn thấm đẫm giá trị nhân đạo về cuộc sống nhân sinh; buồn chán trước những sự kiện lịch sử trọng đại mà quên mất rằng đó là những cột mốc đánh dấu sự thay đổi to lớn của đời sống dân tộc; lạnh nhạt với những bài học "làm người" sâu sắc ẩn chứa sau mỗi bài học về đạo đức, giáo dục công nhân; thấy nhàm chán với những công thức, phản ứng hóa học;.....

      Thực trạng trên bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đầu tiên các bạn học sinh cho rằng việc học tập các môn học theo khối thi sẽ giúp cho các bạn định hướng tốt hơn và tập trung hơn vào khối học môn học và các bạn mong muốn dùng để xét tuyển. Đó là nguyên nhân chính khiến cho các bạn coi thường các môn học không nằm trong chương trình thi. Chúng ta không thể phủ nhận được vai trò và sự cần thiết của các môn học nằm trong khối thi. Thế nhưng ta cũng cần biết rõ các môn học luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau và mỗi một môn học đều có vai trò, ý nghĩa, sứ mệnh riêng. Chẳng hạn như nếu học tốt môn Ngữ văn, chúng ta sẽ có vốn từ vựng phong phú để giao tiếp, trình bày các quan điểm của bản thân một cách rõ ràng, lưu loát; đồng thời môn Văn còn là môn học giúp con người nuôi dưỡng và bồi đắp các giá trị tâm hồn trước sự lên ngôi của giá trị vật chất. Hay là việc học tốt Toán sẽ giúp con người chúng ta có những tư duy logic và chặt chẽ hơn trong quá trình giao tiếp, ứng dụng môn Văn. Khi nhìn nhận một vấn đề ta không chỉ nhìn từ một phía, có thể nhận thức trong chúng ta không được sâu rộng. Bạn không thể là một con người hoàn hảo, được mọi người kính trọng nếu như giỏi tính toán mà không biết giao tiếp.

     Để cải thiện tình trạng này, trước hết, chúng ta cần thay đổi những quan điểm tiêu cực, đồng thời nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa to lớn, quan trọng của việc học các môn. Đội ngũ giáo viên cần thay đổi không ngừng thay đổi, làm mới các phương pháp giảng dạy để tạo hứng thú trong mỗi một tiết học nói riêng và đánh thức niềm đam mê đối với môn học nói chung. Đồng thời, cần thay đổi quan điểm, cách nhìn của phụ huynh, học sinh về vai trò, ý nghĩa quan trọng mà các môn học đem lại.

     Tóm lại, chúng ta có thể thấy khẳng định việc học tất cả các môn là điều vô cùng quan trọng. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần xác lập động cơ học tập tích cực, rèn luyện thái độ tích cực trong học hành và thi cử để ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Các vấn đề trong đời sống luôn đa dạng, phức tạp và thường được đánh giá khác nhau, tùy cách nhìn nhận mỗi người. Sự trung thực của con người thể hiện ở thái độ biết tán thành những ý kiến đúng, phản đối những ý kiến sai trái. Phần viết của bài học này yêu cầu em bàn luận về một vấn đề trong đời sống, theo hướng trình bày ý kiến tán thành. Sự tán thành dĩ nhiên phải được đặt trên cơ sở những nguyên tắc ứng xử và nền tảng đạo lí thích hợp, cũng như sức thuyết phục của ý kiến tùy thuộc vào những lí lẽ và bằng chứng được sử dụng.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tác giả viết bài văn Ý nghĩa của sự tha thứ nhằm mục đích gì?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra Ý nghĩa của sự tha thứ là bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Bài viết Ý nghĩa của sự tha thứ đã đưa ra ý kiến, lí lẽ bằng chứng nào về sự tha thứ?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Xác định đoạn văn có chức năng giải thích và đoạn văn có chức năng bổ sung, xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh trong văn bản Ý nghĩa của sự tha thứ.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Ở phần kết bài Ý nghĩa của sự tha thứ, tác giả đã đề xuất giải pháp gì? Theo em, giải pháp ấy có hợp lí, khả thi hay không?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hãy viết bài văn nghị luận (Khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Định hướng viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống là gì?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Em hãy trình bày ý kiến về việc thực hiện tốt 5K trong thời đại dịch Covid-19.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên nghiêm trọng. Hãy viết một bài văn đề xuất những giải pháp nhằm làm cho môi trường quanh ta trở nên xanh - sạch - đẹp.

Xem lời giải >>
Bài 13 :
Em hãy viết bài văn bàn về hiện tượng nghiện trò chơi điện tử của học sinh hiện nay.
Xem lời giải >>
Bài 14 :
Em hãy viết một bài văn nghị luận về ý kiến: Tri thức là sức mạnh.
Xem lời giải >>
Bài 15 :

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để đương đầu với mọi khó khăn, thử thách.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Từ bài học rút ra ở văn bản Ếch ngồi đáy giếng, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tính tự ti và tự phụ.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của em về chủ đề: “Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người”.

Xem lời giải >>
Bài 18 :
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Thời gian là vàng.
Xem lời giải >>
Bài 19 :
Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng.
Xem lời giải >>
Bài 20 :
Từ nội dung văn bản Hai người bạn, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn trong cuộc sống hiện nay.
Xem lời giải >>
Bài 21 :
Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Có người nói sống là không chờ đợi, có ý kiến khác cho rằng nên sống chậm.
Xem lời giải >>
Bài 22 :
Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến của Pa-xcan: “Giá trị của chúng ta là ở tư tưởng”.
Xem lời giải >>
Bài 23 :

Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) phân tích một tục ngữ em tìm được có nội dung tương tự câu tục ngữ sau:

Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác bừa bãi.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ? 

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận ? 

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tình yêu thương.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường hiện nay.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ”.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống đưa ra ý kiến của mình về một vấn đề gợi từ đâu?

Xem lời giải >>