Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với chủ đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày
Sách mang lại nguồn tri thức, cung cấp cho con người những kiến thức bổ ích, phục vụ cho cuộc sống, lĩnh vực mà người đó làm việc, theo đuổi,…Sách là nguồn tri thức được đúc kết qua nhiều thời kì, cung cấp cho người nguồn kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau, qua sự tích lũy, con người sẽ có vốn sống riêng cho bản thân mình. Sách còn giúp con người nuôi dưỡng tâm hồn, giúp con người tìm ra lí tưởng sống đúng đắn và hình thành những đức tính đẹp đẽ.Mỗi con người không thể trưởng thành, mở rộng tầm hiểu biết nếu không tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kiến thức được ghi lại, tập trung chủ yếu dưới dạng sách vở. Sách rất quan trọng trong đời sống của con người, vì vậy nó chính là thứ mà mỗi người cần phải đọc để tiếp thu chứ không phải một đồ vật dùng để trang trí bám bụi theo thời gian.
Cách 2Sách là để đọc, không phải để trưng bày. Vì như vậy, sách mới phục vụ thiết thực cho nhu cầu học tập, tìm hiểu, nghiên cứu của con người. Việc đọc rất quan trọng, nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn. Vây đọc sách theo cách nào thì có ích? Trước hết đọc phải có mục đích, sau đó là nắm bắt nhanh nội dung và cuối cùng là ghi chép lại những gì quan trọng, hữu ích mình đọc được.
Cách 3Ngày nay, chúng ta được nghe hô hào rất nhiều về việc đọc sách, được nghe rất nhiều về vai trò của sách. Sách đã trở thành một thứ thiêng liêng, cao cả, bất khả xâm phạm. Sách trở thành một món đồ cổ, một món đồ sang trọng, tao nhã, có giá trị đôi khi chỉ để... trưng bày. Để khoe sự hiểu biết, người ta mua cho thật nhiều sách. Thế nhưng, nếu sách chỉ để trưng bày, nó mãi mãi là những kiến thức im lìm trên trang giấy. Như Huỳnh Như Phương đã từng viết, sách, là để "lần giở trước đèn", để người ta chủ động đọc, tư duy, suy ngẫm, đúc rút cho mình những kiến thức, kinh nghiệm. Sách không phải để trưng bày hay làm dáng. Sách là để đọc.
Các bài tập cùng chuyên đề
Nội dung chính của văn bản Hãy cầm lấy và đọc là gì?
Nêu một câu danh ngôn nói về sách hoặc về việc đọc sách mà em cho là có ý nghĩa
Em thích đọc loại sách nào? Em đã từng thu nhận được điều gì bổ ích sau khi đọc một cuốn sách?
Câu chuyện Hãy cầm lấy và đọc kết nối như nào với vấn đề nghị luận?
Lí lẽ và bằng chứng nào trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?
Theo văn bản Hãy cầm lấy và đọc, làm cách nào để khắc phục được sự sa sút của văn hóa đọc?
Cách kết văn bản Hãy cầm lấy và đọc có gì độc đáo?
Văn bản Hãy cầm lấy và đọc tập trung bàn về vấn đề gì? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?
Tóm lược một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc
Chỉ ra câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp “Hãy cầm lấy và đọc”. Em đồng ý với cách lí giải đó không? Vì sao?
Tác giả đã dùng những lí lẽ và bằng chứng nào trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách?
Theo tác giả văn bản Hãy cầm lấy và đọc, cần có những điều kiện gì để giải quyết tình trạng sa sút của văn hóa đọc hiện nay? Em tán thành với ý kiến của tác giả về vấn đề này không? Vì sao?
Từ nội dung văn bản Hãy cầm lấy và đọc, theo em, có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm được không? Vì sao?
Tác giả đã giải thích như thế nào về ý nghĩa của câu "Hãy cầm lấy và đọc"?
Em có đồng tình với cách hiểu của tác giả về ý nghĩa của câu ”Hãy cầm lấy và đọc” trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc không? Vì sao?
Tác giả đã dùng biện pháp gì để làm nổi bật vai trò của sách đối với con người trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc? Em có tán thành với quan điểm của tác giả thể hiện ở biện pháp ấy không? Vì sao?
Biện pháp liên kết nào được tác giả sử dụng ở các câu sau?
(1) “Em hãy cầm lấy và đọc, đó là lời nói tin cậy của thầy giáo khi trao cho học trò một cuốn sách quý. (2) “Con hãy cầm lấy và đọc, đó là câu nói thân thương của người cha, người mẹ khi đưa cho con món quà có ý nghĩa nhất. (3) “Bạn hãy cầm lấy và đọc, đó là lời sẻ chia của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay.
"(1) Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hoá của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước. (2) Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hoá trong một khuôn khổ, hình thể nào."
Ở hai câu trên, tác giả đã dùng phép liên kết nào?
A. Phép nối
B. Phép lặp
C. Phép thế
"Đọc sách là đọc tha nhân và đọc chính bản thân ta. Nhờ đọc sách mà ta hiểu đời, hiểu người và hiểu chính mình."
Quan hệ giữa hai câu trên là:
A. Câu trước chỉ kết quả, câu sau chỉ nguyên nhân.
B. Câu trước là điều kiện để dẫn đến kết luận ở câu sau.
C. Câu trước chỉ là một phần nội dung của câu sau.
D. Câu sau chỉ là một phần nội dung của câu trước.
Từ "chữ” liên tục được lặp lại ở các câu trong đoạn trích Hãy cầm lấy và đọc từ "Không phủ nhận vai trò ... hiểu người và hiểu chính mình" có tác dụng:
A. Thể hiện ấn tượng của người viết về sách
B. Nhắc nhở để mọi người có thói quen đọc sách
C. Nêu những khả năng kì diệu của sách
D. Nhấn mạnh sự phong phú của các loại sách
"Không phủ nhận vai trò ngày càng tăng của các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại, chúng ta vẫn thấy rằng đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.”
Điều được tác giả khẳng định ở câu trên là:
A. Các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại không quan trọng bằng sách.
B. Sách không quan trọng bằng các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại.
C. Sách đã bị thay thế bởi các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại.
D. Dù các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại ngày càng phát triển, sách vẫn có vai trò của nó.
Ở đoạn trích Hãy cầm lấy và đọc từ "Không phủ nhận vai trò ... hiểu người và hiểu chính mình", tác giả đã tập trung vào việc:
A. Trình bày cảm xúc của mình về vấn
B. Bàn về vai trò, ý nghĩa của việc đọc
C. Hướng dẫn cách đọc sách
D. Kể về việc đọc sách của bản thân
Vấn đề mà văn bản Hãy cầm lấy và đọc tập trung bàn luận:
Căn cứ để nhận biết:
Một số ý kiến được tác giả trình bày trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc:
Thông điệp “Hãy cầm lấy và đọc” được tác giả lí giải trong các câu:
Em có đồng ý với cách lí giải đó không?
Lí do:
Đọc văn bản Hãy cầm lấy và đọc, để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần đọc sách, tác giả đã:
- Dùng những lí lẽ:
- Dùng những bằng chứng:
Những điều kiện tác giả nêu ra trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc nhằm góp phần giải quyết tình trạng sa sút văn hóa đọc hiện nay:
Em có tán thành với ý kiến đó không?
Lí do:
Từ nội dung văn bản Hãy cầm lấy và đọc, theo em, có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm được không?
Lí do:
Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) với chủ đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày.
Văn bản Hãy cầm lấy và đọc thuộc thể loại gì?