1. Phân biệt công việc chính của thợ chế biến thực phẩm và thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm.
2. Phân tích những phẩm chất cần có của đầu bếp trưởng và của người chuẩn bị đồ ăn nhanh.
Vận dụng kiến thức đã học và kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
1.
- Công việc chính của thợ chế biến thực phẩm có thể kể đến như giết mổ động vật; chuẩn bị, chế biến thịt, cá và các thực phẩm liên quan; làm các loại bánh mì, bánh ngọt và các sản phẩm bột mì; chế biến, bảo quản trái cây, rau, củ và thực phẩm liên quan; nếm và phân loại các sản phẩm là đồ ăn, đồ uống khác nhau.
- Công việc chính của thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm là vận hành, giám sát máy móc được sử dụng để kiềm chế, gây choáng, giết mổ động vật và để cắt thịt, cá theo tiêu chuẩn; thiết lập, vận hành và giám sát máy móc và lò nướng đề trộn, nướng và chế biến bánh mì, sản phẩm bánh kẹo khác; vận hành máy móc nghiền, trộn, nấu và lên men ngũ cốc, trái cây để sản xuất bia và sản phẩm liên quan; vận hành thiết bị làm mứt, kẹo cứng,...; vận hành thiết bị đông lạnh, sấy khô, nướng, hun khói, tiệt trùng, cô đặc thực phẩm và chất lỏng để chế biến thức ăn; trộn, nghiền, tách thực phẩm và chất lỏng với các thiết bị khuấy, ép, sàng, lọc.
2.
Để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của mình, người đầu bếp trưởng cần có các phẩm chất và hiểu biết sau:
1. Kỹ năng lãnh đạo: Có khả năng chỉ huy và quản lý đội ngũ nhân viên trong khu bếp, phân công nhiệm vụ, giám sát hoạt động hàng ngày và đảm bảo sự hợp tác hiệu quả.
2. Kiến thức về thực phẩm: Hiểu biết sâu sắc về các loại thực phẩm, nguyên liệu, kỹ thuật chế biến và kỹ năng nấu nướng để tạo ra các món ăn ngon, hấp dẫn.
3. Kỹ năng quản lý thời gian và áp lực: Có khả năng quản lý thời gian và áp lực làm việc để đảm bảo các món ăn được chuẩn bị và phục vụ đúng thời gian và chất lượng.
4. Tinh thần trách nhiệm và sự cẩn trọng: Luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, tuân thủ các quy định về vệ sinh và an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe của khách hàng.
Phẩm chất cần có của người chuẩn bị đồ ăn nhanh là:
1. Yêu thích công việc nấu nướng: Sự đam mê và yêu thích công việc là yếu tố quan trọng giúp họ tự động nhiên làm việc mỗi ngày, cải thiện kỹ năng và đem lại sự sáng tạo trong các món ăn.
2. Cẩn thận: Sự cẩn thận giúp họ chú ý đến từng chi tiết nhỏ trong quá trình chuẩn bị đồ ăn, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
3. Kiên trì: Khả năng kiên trì là điều cần thiết để xử lý áp lực và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm việc.
4. Tỉ mỉ trong công việc: Sự tỉ mỉ giúp họ tập trung vào việc hoàn thiện mỗi món ăn một cách cẩn thận, từ việc chọn nguyên liệu đến cách trang trí và thời gian chế biến.
Các bài tập cùng chuyên đề
Quan sát Hình 12.1 và cho biết nghề trồng cây ăn quả bao gồm những công việc gì? Kể tên những công việc khác liên quan đến trồng cây ăn quả mà em biết.
Dựa vào Bảng 12.1, hãy nêu những hoạt động chủ yếu liên quan đến trồng cây ăn quả. Những công việc đó thuộc những nghề nghiệp nào?
Nêu một số yêu cầu đối với người lao động trong các ngành nghề liên quan đến trồng cây ăn quả.
Đọc thông tin trong Bảng 12.2 và cho biết bản thân có thể đáp ứng được những yêu cầu nào?
Đọc các tiêu chí về sở thích đối với công việc trồng cây ăn quả trong Bảng 12.3 và cho biết bản thân có thể đáp ứng được những tiêu chỉ nào?
Hãy đánh giá sự phù hợp của bản thân dựa vào sự đáp ứng các yêu cầu và tiêu chí về sở thích đối với công việc trồng cây ăn quả.
1. Hãy cho biết tên nghề nghiệp và mô tả hoạt động nghề nghiệp liên quan đến trồng cây ăn quả sau: người trồng và chăm sóc cây ăn quả, người sử dụng máy thu hoạch quả, người chế biển quả, hướng dẫn viên du lịch sinh thái, người thiết kế cảnh quan vườn trồng cây ăn quả.
2. Liệt kê những khả năng và sở thích của bản thân có thể phù hợp với những nghề trên.
1. Hãy tìm hiểu một số trường hoặc cơ sở đào tạo các ngành nghề liên quan đến trồng cây ăn quả ở nước ta.
2. Trong các ngành nghề liên quan đến trồng cây ăn quả, em thích học ngành nghề nào? Hãy lập kế hoạch học tập sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở phù hợp với ngành nghề đó.