Đề bài

Xác định quan điểm chính của tác giả trong bài viết Một đời như kẻ tìm đường. Quan điểm ấy đã được triển khai qua hệ thống lí lẽ và bằng chứng như thế nào?

Phương pháp giải

- Đọc kĩ văn bản Một đời như kẻ tìm đường.

- Dựa vào nội dung bài viết để xác định quan điểm chính và các lí lẽ, bằng chứng được triển khai.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Quan điểm chính của tác giả trong bài viết này là cuộc đời của chúng ta như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn dù những lựa chọn đó chưa chắc đã là cuộc đời tương lai của chúng ta.

- Những lí lẽ, bằng chứng được triển khai là:

+ Đầu tiên là câu chuyện về sự lựa chọn đầu tiên trong cuộc đời của người viết năm mười bốn tuổi, lựa chọn môn học, chương trình học và ngành nghề tương lai.

+ Những lựa chọn bất đắc dĩ mà người viết phải chọn như không chọn Pháp nhưng phải đi Pháp, tốt nghiệp kĩ sư dù chưa bao giờ nghĩ tới, cũng chưa bao giờ mơ tới quyền lực nhưng lại có những vị trí quyền lực.

+ Số phận và lựa chọn của người viết: làm kĩ sư cầu đường nhưng chưa bao giờ thiết kế đường, chưa bao giờ học kinh tế nhưng đã làm tư vấn về kinh tế và đã dạy kinh tế trong trường đại học, …

+ Những con đường mà chúng ta chọn rồi cũng sẽ là thành công và hạnh phúc vì thành công và hạnh phúc không phụ thuộc vào con đường đã chọn mà vào tâm trạng của chính chúng ta, vào thành quả mà chúng ta gặt hái được.

Cách 2

- Quan điểm chính của tác giả: Cứ cho đi thì mới thấy được thứ mình đi tìm

- Quan điểm ấy đã được triển khai qua hệ thống lí lẽ chặt chẽ khi tác giả chia sẻ về những lựa chọn của con người trên đường đời: 

+ Cuộc đời của mỗi chúng ta có thể ví như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn.

 

+ Cuộc đời dù tiến hay lùi, vẫn phải tiếp tục bước đi.

+ Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tuỳ thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như vào những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã đi qua. 

+ Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm.

- Hệ thông bằng chứng chân thực, xác đáng: đó là câu chuyện lựa chọn ngành học của tác giả với ba mẹ, là những trải nghiệm nghề nghiệp của chính tác giả. 

Cách 3

- Quan điểm chính của tác giả trong bài viết này: Chẳng có đường để tìm. Làm gì cũng được, đi đâu cũng đặng nếu mỗi chúng ta không quên mình là một thành phần của xã hội, đóng góp nhiều thì xã hội sẽ cho lại chúng ta nhiều.

- Quan điểm ấy được triển khai qua hệ thông lí lẽ và bằng chứng:

-Lí lẽ:

+ Cuộc đời tác giả đã có nhiều khúc quanh, không giống với định hướng ban đầu, cũng không lường trước được.

+ Tác giả đã luôn phải tự tìm đường nhưng chưa bao giờ tìm thấy và cuối cùng hiểu ra được những giá trị cốt lõi của cuộc sống.

-Bằng chứng:

+ Tốt nghiệp kĩ sư cầu đường nhưng chưa từng làm một cây cầu, một con đường.

+ Chưa từng học kinh tế nhưng đã làm tư vấn về kinh tế và dạy kinh tế trong trường đại học.

+ Làm chuyên gia quy hoạch vùng à chỉnh trang lãnh thổ, một môn hoàn toàn xa lạ.

+ Làm nghề buôn bán những nhà máy điện khổng lồ tuy chưa bao giờ học vê điện lực.

+ Đã lãnh đạo doanh nghiệp đường sắt, mê-trô và cao tốc trong khi trước đó chưa có chút ý niệm gì về kĩ nghệ giao thông.

+ Chủ trì một tập đoàn làm nghề lọc nước và phân phối nước lọc cho các đô thị từ nước sống, trong khi chưa bao giờ bước chân vào môn hóa.

+ Sinh ra làm người Vệt nhưng suốt cuộc đời nghề nghiệp lại tại vị ở nước ngoài.

+ Nắm vững tiếng Pháp thì cuộc đời lại đưa đẩy sang làm việc ở xứ nói tiếng Anh, thậm chí tiếng Bồ Đào Nha.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Một đời như kẻ tìm đường là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 : Tóm tắt văn bản Một đời như kẻ tìm đường
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Mỗi lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của chúng ta trong tương lai? Làm thế nào để đưa ra những lựa chọn đúng trong cuộc đời?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Dựa đoán về nội dung sẽ được trình bày trong văn bản Một đời như kẻ tìm đường

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Người viết Một đời như kẻ tìm đường đã nêu lên những tình huống lựa chọn nào?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Đọc Một đời như kẻ tìm đường, chú ý những suy ngẫm, đúc rút của người viết

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Chú ý cách lý giải về mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận trong văn bản Một đời như kẻ tìm đường

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Chú ý những đúc rút, suy ngẫm của người viết trong văn bản Một đời như kẻ tìm đường

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Chú ý giọng điệu của người viết trong văn bản Một đời như kẻ tìm đường

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Theo bạn, mục đích của bài viết Một đời như kẻ tìm đường là gì?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Chỉ ra các yếu tố tự sự, biểu cảm và phân tích tác dụng của chúng trong văn bản Một đời như kẻ tìm đường

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nhan đề của bài viết là Một đời như kẻ tìm đường. Nhưng trong bài viết, tác giả lại nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm.” Liệu tác giả có tự mâu thuẫn với chính mình hay không? Phải chăng việc tìm đường là một việc không có nhiều ý nghĩa?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Hãy nêu một luận điểm trong bài viết Một đời như kẻ tìm đường mà bạn thấy tâm đắc hoặc còn băn khoăn. Lí do nào khiến bạn thấy luận điểm ấy thuyết phục mình hay làm bạn muốn đối thoại với tác giả?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nêu suy nghĩ của bản thân về những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống sau khi học văn bản Một đời như kẻ tìm đường

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Theo bạn, thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta hay vào những may rủi ngẫu nhiên trong cuộc đời? Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) thể hiện quan điểm của bạn về vấn đề này.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Nêu nội dung chính của mỗi đoạn văn trong văn bản Một đời như kẻ tìm đường

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong các đoạn văn trong Một đời như kẻ tìm đường

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Theo bạn, khi viết văn bản Một đời như kẻ tìm đường, tác giả đang ngầm đối thoại với ai? 

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đọc văn bản Một đời như kẻ tìm đường và cho biết giọng điệu của tác giả trong các đoạn văn này là gì? Những yếu tố nào tạo nên giọng điệu đó?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Trong văn bản Một đời như kẻ tìm đường có đoạn: “Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tuỳ thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như vào những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã đi qua.”. Bạn có đồng ý với nhận định này của tác giả không? Vì sao?

Xem lời giải >>