Đề bài

Nêu những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy. Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy nét đẹp nào của tâm hồn Nguyễn Trãi.

Phương pháp giải

- Đọc bài thơ Dục Thúy sơn.

- Chú ý những từ ngữ miêu tả núi Dục thúy và từ đó nêu suy nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

* Những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy:

- Dáng núi được ví như đóa hoa sen.

- Bóng tòa tháp trên núi như chiếc trâm ngọc khi soi xuống mặt nước.

- Ngọn núi phản chiếu qua sóng nước thì giống như soi mái tóc biếc.

* Nét đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi là vẻ đẹp của một tâm hồn thơ mộng, tài hoa khi đã thành công miêu tả núi Dục Thúy là một thắng cảnh, đẹp kì lạ, hiếm có trên đất nước ta. 

Cách 2

- Những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy: miêu tả dáng núi như đóa hoa sen nổi trên mặt nước, dáng tháp như cây trâm soi dưới nước, dòng nước như mái tóc dài, màu của tháp khi soi xuống nước là màu “thanh ngọc”, màu của nước phản chiếu núi là màu “thúy hoàn”.

- Tác giả liên tưởng núi Dục Thúy như một “tiên cảnh”, một đóa hoa sen. Đó vừa là liên tưởng khá xác thực – núi trên dòng sông với đoá sen trên mặt nước, màu sắc của tháp và núi phản chiếu dưới nước là màu xanh; lại vừa mang nghĩa biểu tượng: hoa sen là biểu tượng của vẻ đẹp tinh khiết, thanh cao, rất phù hợp với cảnh tiên, núi tiên.

Tác giả còn liên tưởng cảnh núi như một dáng trâm cài đi liền với mái tóc sông biếc như gợi dáng hình của người thiếu nữ.

Những liên tưởng cho thấy sự say mê của con người khi ngắm nhìn thiên nhiên, tâm hồn lãng mạn, tinh tế, tươi trẻ của Nguyễn Trãi.

Cách 3

* Những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy:

- Dáng núi được ví như đóa sen.

- Bóng tháp như trâm ngọc màu xanh.

- Hình ảnh ngọn núi phản chiếu dưới sóng nước như đang soi mái tóc.

* Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy Nguyễn Trãi có tâm hồn thi ca, có cái nhìn tinh tế.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Dục Thúy Sơn là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hãy kể một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Chia sẻ ngắn gọn ấn tượng của bạn về một bài thơ thể hiện cảm hứng ấy.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Lưu ý các yếu tố cơ bản của thể loại trong bài thơ Dục Thúy Sơn

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Chú ý các chi tiết miêu tả, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong bài thơ Dục Thúy Sơn

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ Dục Thúy Sơn

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Xác định đặc điểm kết cấu của Dục Thúy sơn.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài “đăng cao”, “đăng sơn”, thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sống kì vĩ. Theo bạn, trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm những nỗi niềm chung ấy hay muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ Dục Thúy sơn.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận bài thơ Dục Thúy Sơn? Những hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” có tác dụng biểu cảm ra sao?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ Dục Thúy Sơn. Vì sao ở hai câu kết tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Hình ảnh nào trong bài thơ Dục Thúy Sơn để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Dựa vào gợi ý trong phần cước chú cho bài thơ Dục Thúy Sơn ở SGK (tr.24), hãy sưu tầm một bài thơ của tác giả khác cùng viết về núi Dục Thuý. Nêu cảm nhận của bạn về bài thơ đó.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Hãy nhớ lại cách phân chia bố cục của bài thơ Dục Thúy Sơn khi học ở trên lớp. Ngoài cách phân chia đó, theo bạn, còn có thể phân chia bố cục tác phẩm theo cách nào? Nêu lí do bạn đề xuất cách phân chia như vậy.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Xác lập mô hình thanh điệu (theo luật) của bài thơ Dục Thúy Sơn, chỉ ra điểm khác nhau về mô hình này giữa nguyên văn với bản dịch.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Theo bạn, câu thơ nào trong bài Dục Thúy Sơn thể hiện rõ nhất sự liên tưởng – tưởng tượng của tác giả? Biện pháp tu từ nổi bật nhất được tác giả sử dụng trong câu thơ để biể đạt sự liên tưởng – tưởng tượng là gì?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Sự hoài niệm của tác giả trước cảnh đẹp núi Dục Thuý trong bài thơ Dục Thúy Sơn gợi cho bạn suy nghĩ gì về đời sống tâm hồn của nhà thơ?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

DỤC THÚY SƠN

Cửa biển có non tiên;

Từng qua lại mấy phen.

Cảnh tiên rơi cõi tục;

Mặt nước nổi hoa sen.

Bóng tháp hình trâm ngọc;

Gương sông ánh tóc huyền.

Nhớ xưa Trương Thiếu bảo;

Bia khắc dấu rêu hoen.

(Thơ Nguyễn Trãi – Khương Hữu Dụng dịch)

Nhân vật lịch sử được nhắc đến trong câu thơ sau là ai? Xuất hiện trong thời đại phong kiến nào?

Nhớ xưa Trương Thiếu bảo;

Bia khắc dấu rêu hoen.

Xem lời giải >>