Bài bình thơ Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi gây được ấn tượng như thế nào đối với em? Câu nào, ý nào trong đó khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc?
Đọc kĩ bài bình thơ của Vũ Quần Phương
Cách 1
- Bài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp em tiếp nhận bài thơ ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ.
- Những câu, những ý trong bài bình thơ khiến em ấn tượng:
+ Những câu văn mang tính chất khái quát chủ đề của bài thơ: Bài thơ như bức tranh chấm phá vài nét chiều rừng tiết kiệm cả nét lẫn màu ấy lại thấy nổi rõ lên lòng yêu đất đai thôn bản say đắm của người viết hay tài năng của tác giả: Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh...
+ Những câu đánh giá về cách thể hiện cảm xúc của nhà thơ: Âm điệu câu thơ là âm điệu của nội tâm, vần bị bỏ rơi. Chỗ nào tâm tình lắng lại thì âm điệu câu thơ lắng lại, chơi vơi, thanh nhẹ. Câu thơ 5 chữ hay 6 chữ không phải do vần điệu thể loại quy định mà do tâm tình tác giả...
- Lời bình về đặc sắc của một câu thơ bất trong bài thơ: Độ dài câu thơ có tác dụng như một sự ngưng đọng, sự lắng nghe từ trong kí ức người những ánh lửa bếp chiều, những tia khói xanh trên mái lá. Hai câu thơ kết dài tới 7 âm tiết như một sự ngân nga của tâm trí.
Cách 2- Bài bình thơ gây được ấn tượng với em về cách phân tích, lập luận rất chặt chẽ, sâu sắc.
- Câu “Nội dung của bài thơ nằm cả ở bên ngoài các dòng chữ” khiến em phải suy ngẫm sâu hơn về bài thơ.
Cách 3- Bài bình thơ giúp người đọc tiếp nhận tác phẩm với nhiều khía cạnh khác nhau.
- Những câu văn:
- Bài thơ như bức tranh chấm phá vài nét chiều rừng tiết kiệm cả nét lẫn màu ấy lại thấy nổi rõ lên lòng yêu đất đai thôn bản say đắm của người viết.
- Âm điệu câu thơ là âm điệu của nội tâm, vần bị bỏ rơi. Chỗ nào tâm tình lắng lại thì âm điệu câu thơ lắng lại, chơi vơi, thanh nhẹ. Câu thơ 5 chữ hay 6 chữ không phải do vần điệu thể loại quy định mà do tâm tình tác giả.
- Độ dài câu thơ có tác dụng như một sự ngưng đọng, sự lắng nghe từ trong kí ức người những ánh lửa bếp chiều, những tia khói xanh trên mái lá.
- Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh.
Các bài tập cùng chuyên đề
Nội dung chính của văn bản Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi là gì?
Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi của Vũ Quần Phương
Người bình thơ Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào? Theo em, sự đồng cảm này có ý nghĩa gì?
Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.” trong văn bản Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi?
Nếu được phép bổ sung cho bài viết Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung những gì?
Cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương:
- Trước khi đọc:
- Sau khi đọc:
Ấn tượng của em về bài bình thơ Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi của Vũ Quần Phương:
Những câu, những ý trong bài bình khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc.
Sự đồng cảm của người bình thơ Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi với bài thơ được thể hiện:
Ý nghĩa của sự đồng cảm này:
Lí do Vũ Quần Phương khẳng định trong văn bản Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi : “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.”
Những điều em muốn bổ sung cho bài viết Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi của Vũ Quần Phương.