Theo em, việc thu gom, xử lí chất thải có ý nghĩa như thế nào trong nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP?
Dựa vào kiến thức về thu gom, xử lí chất thải
Các chất thải từ hoạt động nuôi thủy sản phải được thu gom, phân loại và xử lí theo đúng quy định như khi động vật thủy sản bị chết phải thu gom và chôn lấp cách xa khu vực nuôi; kết hợp dùng vôi, hóa chất để khử trùng, tránh gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh; nước thải ra ngoài môi trường của các ao nuôi phải đảm bảo các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường; các chất thải rắn phải được thu gom vào thùng chứa và tiêu hủy theo quy định.
Các bài tập cùng chuyên đề
Nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP (Hình 20.1) mang lại lợi ích gì? Quy trình nuôi thủy sản VietGAP khác với nuôi thủy sản thông thường như thế nào?
Quan sát Hình 20.2 và phân tích lợi ích của nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.
Vì sao phải khử trùng con giống trước khi thả vào nơi nuôi?
Vì sao vào ban đêm, vào những ngày trời âm u và các tháng cuối của vụ nuôi phải quan tâm hơn đến việc ssử dụng quạt nước để tăng lượng khí oxygen hòa tan cho ao nuôi?
Tìm hiểu biện pháp phòng, trị bệnh theo tiêu chuẩn VietGAP cho một số động vật thủy sản phổ biến.
Phân tích ý nghĩa của các bước trong quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.
Tìm hiểu quy trình thủy sản ở địa phương và cho biết, nội dung nào đã đạt tiêu chuẩn VietGAP, nội dung nào chưa đạt theo tiêu chuẩn VietGAP, từ đó đề xuất biện pháp để xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP phù hợp với thực tiễn ở địa phương em.