Đề bài

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân

Phương pháp giải

Đọc kĩ văn bản, viết đoạn văn ngắn giới hạn 5 – 7 câu và trình bày cảm xúc về hình ảnh người lính

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay

Cách 2

Đề tài người lính là một trong những đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà văn nhà thơ thời kì kháng chiến. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm góp nhặt vào đề tài đó bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Trong bài thơ, những người lính hiện lên giản dị, mộc mạc, chất phác “chưa một lần yêu/ cà phê chưa uống/ còn mê thả diều” nhưng cũng hết sức anh dũng kiên cường “anh thành ngọn lửa”. Trong gian lao, thử thách, tình đồng chí đồng đội càng gắn bó, đoàn kết và yêu thương nhau “bạn bè mang theo”. Chiến trường khốc liệt là thế, gian khổ là thế “bom nổ/ khói đen rừng chiều”, “làn da sốt rét” nhưng các chiễn sĩ vẫn lạc quan, yêu đời “cười hiền lành”. Qua đó người đọc thấy được tình cảm của tác giả cũng như tình cảm của người dân với thế hệ cha anh đã hi sinh bảo vệ Tổ Quốc. Các anh mãi mãi sống cùng non sông đất nước và mãi sống trong lòng người dân Việt.

Cách 3

Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người lính. Họ là những con người còn trẻ tuổi, trẻ lòng vì “chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều”. Dẫu vậy, họ vẫn mang trong trái tim nhiệt huyết, lí tưởng để xung phong vào chiến trường khốc liệt. Đến khi đất nước hòa bình, những người lính ấy đã hy sinh, không thể trở về quê hương được nữa. Sự hi sinh của họ dường như đã hóa thành bất tử, họ sống mãi với tuổi thanh xuân đẹp đẽ, sống mãi cùng mùa xuân của vũ trụ. Qua đây, tác giả còn muốn thể hiện lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính của bài thơ Đồng dao mùa xuân là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là gì? Em biết những bài thơ bốn chữ nào? Hãy chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Số tiếng trong mỗi dòng thơ, vần thơ, nhịp thơ của bài thơ Đồng dao mùa xuân?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hình dung hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa” trong bài thơ Đồng dao mùa xuân.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hình dung hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa bài thơ Đồng dao mùa xuân trong tưởng tượng của tác giả.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cách chia khổ của bài thơ có gì đặc biệt? Hãy nêu tác dụng của cách chia đó?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nêu nhận xét của em về số tiếng trong mỗi dòng và cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ Đồng dao mùa xuân.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Đọc bài thơ Đồng dao mùa xuân, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Hãy tìm những chi tiết khắc hoạ hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân. Qua các chi tiết đó, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm gì?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nêu cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ Đồng dao mùa xuân

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Theo em, tên bài thơ Đồng dao mùa xuân có ý nghĩa như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Nhận xét về đặc điểm hình thức của đoạn thơ Đồng dao mùa xuân các phương diện như số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Qua miêu tả của nhà thơ, hình ảnh người lính hiện lên trong đoạn thơ Đồng dao mùa xuân có đặc điểm như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Em cảm nhận như thế nào về tình cảm nhà thơ dành cho người lính trong Đồng dao mùa xuân?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Trong hai dòng thơ sau, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:

Mắt như suối biếc

Vai đầy núi non…

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ Đồng dao mùa xuân và nêu tác dụng của chúng

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Giải thích nghĩa của từ ngọt lành trong dòng thơ Ngày xuân ngọt lành

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Nhận xét về cách chia khổ của bài thơ Đồng dao mùa xuân.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Nhận xét về số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ Đồng dao mùa xuân:

 

Đặc điểm

Tác dụng

Số tiếng trong mỗi dòng

 

 

 

Cách gieo vần

 

 

Ngắt nhịp

 

 

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Những sự việc chính trong câu chuyện về cuộc đời người lính trẻ trong Đồng dao mùa xuân:

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Những chi tiết được nhà thơ sử dụng để khắc họa hình ảnh người lính trong Đồng dao mùa xuân:

Qua những chi tiết đó, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm sau:

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Cảm nhận của em về tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ Đồng dao mùa xuân:

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đồng dao mùa xuân:

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân

Xem lời giải >>