Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là gì? Em biết những bài thơ bốn chữ nào? Hãy chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ.
Em nhớ lại các bài thơ 4 chữ mình đã học ở các lớp trước, sau đó chọn một bài thơ và chia sẻ cảm xúc của mình về bài thơ đó.
Cách 1
- Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, em nghĩ ngay đến những bài thơ làm theo thể 4 chữ, ngắn gọn và giàu ý nghĩa.
- Em còn nhớ một số bài thơ 4 chữ mà mình đã học: Đôi que đan (Lớp 4), Sắc màu em yêu (Lớp 5)
- Em rất ấn tượng với bài thơ “Sắc màu em yêu”. Bài thơ đã mở ra trước mắt em những hình ảnh đẹp đẽ của quê hương, đất nước, con người, bồi đắp thêm cho em tình yêu quê hương và khiến em nhớ mãi.
Cách 2- Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là mỗi dòng thơ có 4 chữ, rất ngắn gọn.
- Em biết những bài thơ bốn chữ: Mẹ, Mẹ yêu, Mẹ em, Quê tôi, Cây bàng ngày xuân…
- Cảm xúc của em về bài thơ bốn chữ Mẹ (Đỗ Trung Lai): cảm xúc đầu tiên là bài thơ dễ đọc dễ nhớ, tiếp đến là nội dung văn bản: nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực. Qua đó bản thân em thấy thương bố mẹ nhiều hơn, tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng để bố mẹ không phải lo lắng cho mình.
Cách 3- Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ , ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em: Một thể thơ ngắn gọn, hàm súc.
- Một số bài thơ bốn chữ như: Con chim chiền chiện (Huy Cận), Lượm (Tố Hữu), Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa)...
- Cảm xúc về bài thơ Lượm (Tố Hữu): Đến với bài thơ “Lượm”, người đọc sẽ vô cùng ấn tượng với hình ảnh của người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi, nhưng đầy dũng cảm. Dáng người nhỏ “loắt choắt”, với hành trang là một cái xắc nhỏ “xinh xinh”. Và đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” cùng cái đầu lúc nào cũng ngó nghiêng “nghênh nghênh”. Ẩn chứa trong thân hình bé nhỏ ấy là một tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, tuy em tuổi còn nhỏ nhưng cũng chẳng thua kém bất kỳ người trưởng thành nào. Công việc em đang làm đã góp phần rất to lớn cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Hành trình thực hiện nhiệm vụ của Lượm cũng đầy gian khó. Đặc biệt là hình ảnh Lượm đưa thư “Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo” đầy hung hiểm chứng minh khí chất anh hùng và lòng dũng cảm của cậu bé chẳng ngại gian khó, quên mình vì nhiệm vụ “thượng khẩn” thì “sợ chi hiểm nghèo”. Nhân vật này khiến chúng ta cảm thấy yêu mến và cảm phúc biết bao.
Các bài tập cùng chuyên đề
Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân
Số tiếng trong mỗi dòng thơ, vần thơ, nhịp thơ của bài thơ Đồng dao mùa xuân?
Hình dung hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa” trong bài thơ Đồng dao mùa xuân.
Hình dung hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa bài thơ Đồng dao mùa xuân trong tưởng tượng của tác giả.
Cách chia khổ của bài thơ có gì đặc biệt? Hãy nêu tác dụng của cách chia đó?
Nêu nhận xét của em về số tiếng trong mỗi dòng và cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ Đồng dao mùa xuân.
Đọc bài thơ Đồng dao mùa xuân, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như thế nào?
Hãy tìm những chi tiết khắc hoạ hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân. Qua các chi tiết đó, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm gì?
Nêu cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ Đồng dao mùa xuân
Theo em, tên bài thơ Đồng dao mùa xuân có ý nghĩa như thế nào?
Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân
Nhận xét về đặc điểm hình thức của đoạn thơ Đồng dao mùa xuân các phương diện như số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp
Qua miêu tả của nhà thơ, hình ảnh người lính hiện lên trong đoạn thơ Đồng dao mùa xuân có đặc điểm như thế nào?
Em cảm nhận như thế nào về tình cảm nhà thơ dành cho người lính trong Đồng dao mùa xuân?
Trong hai dòng thơ sau, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:
Mắt như suối biếc
Vai đầy núi non…
Tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ Đồng dao mùa xuân và nêu tác dụng của chúng
Giải thích nghĩa của từ ngọt lành trong dòng thơ Ngày xuân ngọt lành
Nhận xét về cách chia khổ của bài thơ Đồng dao mùa xuân.
Nhận xét về số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ Đồng dao mùa xuân:
|
Đặc điểm |
Tác dụng |
Số tiếng trong mỗi dòng |
|
|
Cách gieo vần |
|
|
Ngắt nhịp |
|
Những sự việc chính trong câu chuyện về cuộc đời người lính trẻ trong Đồng dao mùa xuân:
Những chi tiết được nhà thơ sử dụng để khắc họa hình ảnh người lính trong Đồng dao mùa xuân:
Qua những chi tiết đó, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm sau:
Cảm nhận của em về tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ Đồng dao mùa xuân:
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đồng dao mùa xuân:
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân