Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, cảm xúc, mối quan hệ với các nhân vật khác…) trong văn bản Đi lấy mật? Em hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật An.
Đọc kĩ đoạn trích, chú ý những chi tiết miêu tả nhân vật An
Cách 1
Nhân vật An được nhà văn miêu tả qua những chi tiết:
- Hành động:
+ chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn.
+ Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật
+ Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp
+ Ngước nhìn tổ ong như cái thúng.
- Suy nghĩ:
+ Về những lời má nuôi đã dạy mà không có trong sách giáo khoa.
+ Về thằng Cò: An nghĩ Cò chưa thấm mệt vì cặp chân như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chẳng thấy mùi;
+ Lặng im vì nghĩ rằng nếu hỏi gì thì bị khinh vì cái gì cũng không biết.
+ Nghĩ lại những lời má kể
- Trạng thái, cảm xúc:
+ Mệt mỏi sau một quãng đường đi.
+ Vui vẻ reo lên và đúc kết ra những điều quý giá để có thể nhìn thấy được bầy ong mật.
- An có những quan sát và miêu tả rất tinh tế về khu rừng U Minh.
- An có mối quan hệ rất tốt với bá nuôi và tía nuôi, cậu bé luôn lăng nghe những lời chỉ bảo của mọi người. Tuy An với Cò rất hay cãi nhau, nghịch ngợm nhưng cũng đều là những người thân thiết, gắn bó.
→ An là một cậu bé nghịch ngợm nhưng lại ham học hỏi và khám phá. Cậu bé có những suy nghĩ, quan sát và rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Cách 2- Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết:
+ lời nói: ôn hòa với thằng Cò, lễ độ với ba má.
+ hành động: chen vào giữa, quảy cái gùi bé; đảo mắt nhìn
+ suy nghĩ, cảm xúc: qua lời má kể vẫn chưa hình dung về cách “ăn ong”, khi được đi thực tế thì đã so sánh được sự khác biệt ở vùng U Minh với các vùng khác trên thế giới; cảm thấy lạ lẫm vì không gian im lìm ở trong rừng; ngạc nhiên về vẻ đẹp rừng U Minh với đa dạng loài chim và âm thanh; tự ái khi hỏi thằng Cò nhiều thứ.
+ mối quan hệ với các nhân vật khác: với Cò xưng tao- mày thể hiện quan hệ bình đẳng; với ba má nuôi thì xưng hô lễ phép.
=> Tính cách của nhân vật An: là cậu bé hồn nhiên, ngoan ngoãn nhưng hết sức hiểu chuyện và cũng ham học hỏi và hiểu biết rộng.
Cách 3- Lời nói: “Chịu thua mày đó, tao không thấy con ong mật đâu cả!”, “Sao biết nó về cây này mà gác kèo”, “Kèo là gì, hở mả?”...
- Suy nghĩ: những lời má nuôi kể, về thằng Cò…
- Trạng thái, cảm xúc: mệt mỏi sau một quãng đường dài, vui vẻ và thích thú khi nhìn thấy đàn chim, tổ ong…
- Mối quan hệ với các nhân vật khác: yêu mến và khâm phục, nghe lời tía nuôi, má nuôi; hay cãi nhau với Cò nhưng cũng rất yêu quý cậu…
=> An là một cậu bé hồn nhiên, nghịch ngợm nhưng cũng rất ham học hỏi, khám phá.
Các bài tập cùng chuyên đề
Hãy kể tên một số miền quê của Việt Nam mà em từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật (tranh ảnh, phim, thơ văn…). Nơi nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?
Trong văn bản Đi lấy mật, Cò giảng giải cho An những gì?
Tóm tắt nội dung câu chuyện của má nuôi An trong văn bản Đi lấy mật.
So sánh sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh trong văn bản Đi lấy mật
Đoạn trích Đi lấy mật có những nhân vật nào? Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các nhân vật đó.
Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong văn bản Đi lấy mật. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào?
Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh trong văn bản Đi lấy mật được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của ai? Em hãy nhận xét khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật ấy.
Theo em, nhân vật Cò trong văn bản Đi lấy mật là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đâu? Điều gì khiến em khẳng định như vậy?
Đọc đoạn trích Đi lấy mật, em có ấn tượng như thế nào về con người và rừng phương Nam?
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật.
Đoạn trích Đi lấy mật được kể bằng lời của nhân vật nào? Hãy giới thiệu ngắn gọn về nhân vật ấy.
Nêu sự việc chính được kể trong đoạn trích Đi lấy mật
Nhân vật An là nhân vật Cò trong văn bản Đi lấy mật, ai là người thông hiểu về thiên nhiên rừng U Minh? Nêu một vài chi tiết giúp em nhận biết điều đó.
Chỉ ra một số chi tiết thể hiện tình cảm của tía nuôi và má nuôi dành cho An trong văn bản Đi lấy mậtĐi lấy mật
Nêu cảm nhận chung của em về cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích Đi lấy mật
Nhân vật An có những cảm xúc gì khi quan sát cảnh rừng U Minh?
Điều gì khiến nhân vật An cảm thấy “bực mình” với người bạn đồng hành của mình trong văn bản Đi lấy mật?
Vì sao nhân vật Cò có thái độ “lơ là”, không hưởng ứng những cảm xúc của nhân vật An trong văn bản Đi lấy mật?
Nêu nhận xét về cách nhà văn miêu tả lời nói và cảm xúc, suy nghĩ của hai nhân vật An và Cò trong văn bản Đi lấy mật
Chủ ngữ (in đậm) trong câu sau là một cụm từ. Hãy thử rút gọn cụm từ này và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn
Giữa vùng cỏ tranh khô vàng, gió thổi lao xao, một bầy chim hàng nghin con vọt cất cánh bay lên
Vị ngữ trong các câu sau là một cụm từ. Hãy thử rút gọn vị ngữ trong mỗi câu và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn:
a. Chúng tôi tiếp tục đi tới một cái trảng rộng
b. Tôi nhìn theo ngón tay nó trở lên một kèo ong gác trên cây tràm thấp
Mối quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn trích Đi lấy mật:
Các chi tiết tiêu biểu miêu tả nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật và đặc điểm của nhân vật:
- Chi tiết tiêu biểu:
- Đặc điểm của nhân vật:
Đọc các đoạn văn miêu tả cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh trong đoạn trích Đi lấy mật và điền thông tin phù hợp vào các mục dưới đây:
1. Cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả qua cái nhìn của nhân vật:
2. Các chi tiêu miêu tả buổi ban mai, nắng và gió, các loài vật, cây cối trong rừng U Minh (SGK tr.18 – 19, tr.20 - 21)
- Buổi ban mai:
- Nắng và gió:
- Các loài vật:
- Cây cối:
3. Nhận xét về khả năng quan sát và cảm nhận thiên nhiên của nhân vật An:
Đọc đoạn văn từ Tía nuôi tôi đi trước đến Nó tới liền bây giờ trong văn bản Đi lấy mật và thực hiện các yêu cầu:
1. Nhân vật Cò được khắc hoạ qua các chi tiết tiêu biểu:
2. Các chi tiết trên cho thấy nhân vật Cò sinh ra và lớn lên ở:
Đọc đoạn văn từ Tôi ngồi nhìn lên kèo ong đến như vùng U Minh này cả trong văn bản Đi lấy mật và điền các thông tin phù hợp:
1. Những cách nuôi ong trên thế giới mà An biết:
- Người La Mã:
- Người Mễ Tây Cơ:
- Người Ai Cập:
- Ở Phi châu:
- Ở Tây Âu:
2. Nhận xét về sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng rừng U Minh:
Điền nội dung phù hợp với các cột trong bảng dưới đây:
Ấn tượng của em về con người và rừng phương Nam trong văn bản Đi lấy mật:
Ấn tượng về con người phương Nam:
Ấn tượng về rừng phương Nam:
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật.