Đề bài

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt.

Phương pháp giải

- Giới thiệu ngắn gọn về nhận định cần bàn luận.

- Giải thích ý nghĩa của nhận định.

- Đưa ra những luận điểm, lí lẽ, bằng chứng phân tích, bàn luận về nhận định đó.

- Khái quát, khẳng định lại tính chất của nhận định.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Tác giả Lê Quang Đạt đã đưa ra nhận định hay và thú vị là Chữ bầu lên nhà thơ, để làm nổi bật tầm quan trọng của chữ đối với các nhà thơ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Chữ không chỉ hiểu đơn giản là vỏ âm thanh mà quan trọng đó chính là ngôn ngữ được sử dụng, tổ chức một cách nghệ thuật. Chữ bầu lên nhà thơ là khẳng định vai trò của ngôn ngữ đối với nhà thơ; ngôn ngữ là yếu tố không thể thiếu trong văn học; nó khẳng định tài năng, phong cách của người nghệ sĩ. Ngôn ngữ thơ là tinh hoa tối cao của ngôn ngữ, là kiến trúc ngôn từ đặc biệt; tạo lập và tôn vinh vị thế nhà thơ. Khi nhà thơ cần mẫn với chữ thì sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất để diễn đạt ý cần nói, để tiếng lòng của mình được vang lên, được hữu hình hóa thành câu chữ, âm thanh, nhịp điệu. Nhà thơ Đỗ Phủ hay còn được người đời gọi là “thi thánh” với bài thơ Thu hứng đã sử dụng những câu chữ mang tính ước lệ, lời thơ buồn với những âm vang và nhịp điệu đã đưa người đọc đến với thế giới cảm xúc tâm hồn của nhà thơ. Quá trình sáng tạo nghệ thuật đầy sự khó khăn, vất vả, nhà thơ phải thổi hồn vào tác phẩm thông qua ngôn ngữ thơ ca, phải dựa vào chữ để tạo ra những tác phẩm đặc sắc. Điều đó cũng cho ta thấy Chữ bầu lên nhà thơ là một nhận định đúng.

Cách 2

Trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ”, Lê Đạt đã đưa ra quan niệm: “Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ”. Thật vậy! Một người nghệ sĩ chân chính được đánh giá không phải bởi những danh xưng mà người đời đặt cho họ mà bởi chính những con chữ họ tạo ra trên hành trình “cày cuốc trên cánh đồng giấy”. Con đường thơ gồm rất nhiều con đường riêng khác nhau và số phận của một nhà thơ chỉ có thể tồn tại khi họ đi trên con đường của riêng mình. Để tạo được cái riêng ấy, nhà thơ phải lao động, phải suy nghĩ, phải băn khoăn trăn trở cùng những con chữ, dồn nén tâm huyết, tình cảm của mình trong từng con chữ. Như vậy, những bài thơ được tạo ra mới có sức gợi cảm, mới khơi được ở bạn đọc sự đồng cảm và để lại những dấu ấn phong cách riêng. Một nhà thơ có tồn tại lâu bền trong độc giả hay không phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm, ý chí người nghệ sĩ trên con đường thơ của mình. 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Chữ bầu lên nhà thơ là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 : Tóm tắt văn bản Chữ bầu lên nhà thơ
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trong hình dung của bạn, nhà thơ phải là người như thế nào? Bạn có cho rằng việc làm thơ gắn liền với những phút cao hứng, “bốc đồng”.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Bạn nhớ hoặc thích định nghĩa nào về thơ, nhà thơ hay công việc làm thơ?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Trong Chữ bầu lên nhà thơ, liệu tác giả có nhầm không khi viết “ý tại ngôn tại”?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ, “Nghĩa tiêu dùng” và “nghĩa tự vị” – hai cụm từ này có diễn đạt cùng một ý không?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ, tác giả “rất ghét” hay “không mê” những gì? Ngược lại, ông “ưa” đối tượng nào? Bạn có nghĩa mình đã hiểu đúng điều tác giả muốn nói?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ, “Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy lúc nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ là gì? 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Hãy tìm trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ một câu có thể nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Ở phần 2 của văn bản Chữ bầu lên nhà thơ, tác giả đã tranh luận với hai quan niệm khá phổ biến:

- Thơ gắn liền với những cảm xúc bột phát, “bốc đồng”, làm thơ không cần cố gắng.

- Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn.

Những lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa? Hãy nói rõ ý kiến của bạn.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ, tác giả không trực tiếp định nghĩa khái niệm chữ. Dựa vào “ý tại ngôn ngoại” của văn bản, bạn hãy thử thực hiện công việc này.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Bạn có ý kiến gì về luận điểm: “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ”? Nếu tán đồng với tác giả Lê Đạt, hãy đưa ra một ví dụ để minh họa.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Bài viết của Lê Đạt Chữ bầu lên nhà thơ đã giúp bạn hiểu thêm gì về hoạt động sáng tạo thơ ca?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nhan đề của văn bản Chữ bầu lên nhà thơ đã gợi cho bạn những suy nghĩ gì?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Bạn thích nhất ý kiến nào được nêu trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ ? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Các luận điểm chính trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ được xây dựng dựa trên cảm hứng đối thoại với những quan điểm và ý kiến khác về thơ, nhà thơ, lao động thơ, chữ trong thơ. Hãy phân tích một ví dụ lấy từ văn bản để làm sáng tỏ điều này.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Quan niệm “Chữ bầu lên nhà thơ” đã được tác giả triển khai như thế nào ở đoạn cuối phần 2?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Văn bản Chữ bầu lên nhà thơ chủ yếu được viết bằng những câu văn ngắn và xuống hàng liên tục. Mặc dù vậy, người đọc vẫn cảm nhận được một mạch văn, mạch ý thông suốt. Theo bạn, điều gì đã khiến văn bản tạo được ấn tượng ấy?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Đoạn trích Chữ bầu lên nhà thơ cho biết quan điểm của tác giả về vấn đề gì?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Xác định luận điểm chính của đoạn trích Chữ bầu lên nhà thơ và chỉ ra nét độc đáo trong cách nếu luận điểm của tác giả.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ, theo bạn, vì sao tác giả ghét cái định kiến cho rằng “các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm”?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ và nêu dự đoán về những lí lẽ mà người đọc có thể đưa ra để phản bác ý kiến của tác giả. Về phần mình, bạn muốn đối thoại với tác giả ở điểm nào? 

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Phân tích nghệ thuật ẩn dụ được sử dụng trong câu cuối của đoạn trích Chữ bầu lên nhà thơ

Xem lời giải >>