Phân tích tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện Chiều sương
Dựa vào nội dung đoạn văn bản, xác định chi tiết đan xen yếu tố thực và ảo, từ đó phân tích tác dụng của việc đan xen ấy.
Cách 1
Việc đan xen một số yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện là yếu tố đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Thông qua đó giúp cho người đọc có cái nhìn mới mẻ, thú vị về nhân vật lão Nhiệm Bình - đại diện cho những người dân làng chài.
Bằng lời kể pha chút hài hước, hóm hỉnh cũng như chi tiết ảo được đan xen trong quá trình kể chuyện của ông lão với chàng trai, người đọc có thể cảm nhận được sự vui tính, yêu đời, con mắt lạc quan của những người dân lao động làng chài.
Bên cạnh những giờ phút lao động nguy hiểm, mệt mỏi là những khoảng đời thường bình dị. Dẫu vất vả, khó khăn trong công việc mưu sinh là vậy nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời, luôn nhìn đời bằng con mắt tích cực.
Đồng thời, thông qua đó, ta cũng thấy được sự tài tính, khéo léo của tác giả khi đưa đan xen những yếu tố thực và ảo vào trong văn bản truyện, tác giả đã biến những mẩu chuyện ma tưởng chừng rất thần bí, khiến người đọc rùng mình thành những mẩu chuyện “như nói chuyện người dương gian”,gần gũi, ấm áp.
- Văn bản có nhiều yếu tố thực và ảo đan xen:
+ Thực: Chuyện đi biển gặp bão tố, vớt được anh Hoe Chước...
+ Ảo: Các chi tiết gặp ma, con “thuyền ma”, những điểm dự báo không may của chuyến đi biển...
→ Tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo này không chỉ là để tạo tính hấp dẫn cho văn bản, cho chúng ta thấy được sự vất vả của những ngư dân, mà còn để tác giả thể hiện rõ tư tưởng của mình, đó là quan niệm âm, dương đan xen, xem người đã khuất vẫn còn tồn tại trong đời sống dương gian và tham gia vào đời sống như một cách luyến tiếc trần gian, cũng là cách người con sống tưởng nhớ người đã khuất.
Các bài tập cùng chuyên đề
Từ nhan đề truyện Chiều sương, bạn hãy dự đoán nội dung văn bản nói về điều gì?
Trong văn bản Chiều sương, cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của ai?
Đọc văn bản Chiều sương, từ đây trở đi, người kể chuyện là ai? Người nghe chuyện là ai?
Đọc văn bản Chiều sương, các chi tiết ở đoạn này cho thấy điều gì trong cuộc sống lao động của ngư dân?
Trong văn bản Chiều sương, các ngư dân sắp được chứng kiến điều gì?
Trong văn bản Chiều sương, sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính có ý nghĩa gì trong câu chuyện?
Nêu nội dung bao quát của văn bản Chiều sương. Nhận xét về cách đặt nhan đề truyện của tác giả.
Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số sự kiện chính và các chi tiết diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật trong văn bản Chiều sương:
Phần |
Sự kiện |
Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật |
Phần 1(chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình) |
|
|
Phần 2 (chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão) |
|
|
Xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản Chiều sương. Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm?
Tìm một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản Chiều sương. Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa những quan niệm này.
Có ý kiến cho rằng truyện chủ yếu viết về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. Hãy cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.
Câu chuyện về chiếc thuyền của Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay gợi cho bạn suy nghĩ gì về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả?