Đề bài

Nêu một số chi tiết cụ thể (lời nói, suy nghĩ, hành động,…) mà tác giả đã sử dụng để khắc họa về Trần Bình Trọng, Trần Quốc Tuấn và Hoàng Đỗ trong văn bản Bên bờ Thiên Mạc. Từ đó, nhận xét về tính cách, phẩm chất của ba nhân vật ấy.

Phương pháp giải

Đọc kĩ văn bản và nêu các chi tiết cụ thể tác giả dùng để khắc hoạ Trần Bình Trọng

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Trần Bình Trọng:

+ "Cậu bé chăn ngự đã biết đem tất cả....hạnh phúc đối với những người làm tướng"-> Ông rất có mắt nhìn người, không coi thường năng lực của Hoàng Đỗ dù biết cậu chỉ là một cậu bé chăn cừu.

+ "Nhưng đột nhiên, ông nhớ lại và thấy trước đây, ông chưa đối xử rộng tình với quân sĩ và gia nô của ông."-> Một người chủ tướng, chủ nhân tốt, biết nghĩ đến người cấp dưới của mình.

+ "Trần Bình Trọng dùng mũi kiếm... dùng thuốc đấu trán cho Hoàng Đỗ"-> Là một người chủ tướng nhưng Trần Bình Trọng thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của người dưới trướng mình.

=> Trần Bình Trọng là vị tướng tài năng, rất giỏi nhìn người, có sự thấu hiểu cho những người dưới trướng mình.

- Trần Quốc Tuấn:

+ “Đây là một đạo...Việc lớn của nước nằm trong viên sáp này đó" -> Trần Quốc Tuấn rất có mắt nhìn người. Hoàng Đỗ chỉ là một đứa trẻ nhưng khi được ông giao nhiệm vụ cậu cũng sẵn sàng nhận và làm.

+ "Binh pháp gọi như....như vậy đâu!"-> Ông là người học rộng hiểu sâu.

+ "Ta cũng đã nghĩ trước....vận nước đâu"-> Luôn suy nghĩ, dự liệu, cẩn thận trước mọi thứ.

=> Trần Quốc Tuấn là người có mắt nhìn người rất tinh tế và nhìn đúng người. Luôn suy nghĩ, dự liệu, cẩn thận trước mọi thứ.

- Hoàng Đỗ:

+ “Phải trung với nước. Dù có chết cho nước cháu cũng không sợ”-> mặc dù cậu bé này vẫn còn nhỏ tuổi nhưng trong thâm tâm cậu đã cháy lên ngọn lửa yêu nước vô cùng lớn, sẵn sàng hi sinh vì nước, dù có chết thì cũng chẳng sợ gì.

+ "cháu sợ không đảm đương được việc này"-> đứng trước với việc lớn như này mà bản thân mình phải tự làm cậu cũng tỏ ra lo lắng và sợ hãi.

+ "Nuốt xong, cháu không chịu chết....mạng giặc."-> Hoàng Đỗ là một cậu bé gan dạ, có lòng căm hận giặc.

=> Hoàng Đỗ là một cậu bé ngoan ngoãn, nhanh nhẹn và có lòng yêu nước nồng nàn từ khi còn rất nhỏ.

Cách 2

 

Nhân vật

Các chi tiết

Nhận xét tính cách, phẩm chất

Trần Bình Trọng

“Cậu bé chăn ngự đã biết đem tất cả... hạnh phúc đối với những người làm tướng”, “Nhưng đột nhiên, ông nhớ lại và thấy trước đây, ông chưa đối xử rộng tình với quân sĩ và gia nô của ông”, “Trần Bình Trọng dùng mũi kiếm... dùng thuốc đấu trán cho Hoàng Đỗ”

là vị tướng tài năng, rất giỏi nhìn người, có sự thấu hiểu cho những người dưới trướng mình.

Trần Quốc Tuấn

“Đây là một đạo...Việc lớn của nước nằm trong viên sáp này đó”, “Binh pháp gọi như.... như vậy đâu!”, “Ta cũng đã nghĩ trước....vận nước đâu”

là người có mắt nhìn người rất tinh tế và nhìn đúng người. Luôn suy nghĩ, dự liệu, cẩn thận trước mọi thứ.

Hoàng Đỗ

“Phải trung với nước. Dù có chết cho nước cháu cũng không sợ”, “cháu sợ không đảm đương được việc này”, “Nuốt xong, cháu không chịu chết.... mạng giặc.”

là một cậu bé ngoan ngoãn, nhanh nhẹn và có lòng yêu nước nồng nàn từ khi còn rất nhỏ.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đọc trước đoạn trích truyện Bên bờ Thiên Mạc; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hà Ân.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trần Quốc Tuấn đã giao nhiệm vụ gì cho Hoàng Đỗ trong văn bản Bên bờ Thiên Mạc?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trong văn bản Bên bờ Thiên Mạc, khi nhận được nhiệm vụ, thái độ của Hoàng Đỗ như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Phần thưởng xứng đáng mà Trần Bình Trọng đã trao cho cậu bé Hoàng Đỗ trong văn bản Bên bờ Thiên Mạc là gì?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hãy hình dung về nỗi xúc động của ông già Màn Trò trong văn bản Bên bờ Thiên Mạc.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tác phẩm Bên bờ Thiên Mạc gắn liền với sự kiện lịch sử nào của dân tộc? Xác định nội dung chính của mỗi phần trong đoạn trích.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hãy liệt kê tên các nhân vật trong đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc. Những nhân vật nào là nhân vật có thật trong lịch sử?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện qua những yếu tố nào ở văn bản Bên bờ Thiên Mạc?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trong đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc, điều gì gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với em? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc giúp em hiểu thêm được gì về tấm lòng của những người con nước Việt khi đất nước có giặc ngoại xâm?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc gồm những nhân vật nào?

A. Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, cha con ông già Màn Trò

B. Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, cha con ông già Màn Trò, người dân Thiên Mạc

C. Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, ông già Màn Trò, người dân Thiên Mạc

D. Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, ông già Màn Trò, người dân Thiên Mạc, quân Nguyên

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trong văn bản Bên bờ Thiên Mạc, nhân vật Hoàng Đỗ được Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ gì?

A. Do thám về tin tức giặc Nguyên

B. Chỉ đường cho vua Trần vượt bãi lầy ở Màn Trò

C. Nhận bản lệnh trao cho Thượng tướng quân

D. Cùng Trần Bình Trọng chặn quân giặc ở bờ sông Thiên Mạc

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện qua những yếu tố nào ở văn bản Bên bờ Thiên Mạc?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Trong đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc, điều gì gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với em? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc giúp em hiểu thêm được gì về tấm lòng của những người con nước Việt khi đất nước có giặc ngoại xâm?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Trần Bình Trọng lần trong mình để tìm thưởng cho cậu bé gia nô một vật gì trước lúc lên đường. Ông muốn vật ấy phải xứng với một cậu bé như Hoàng Đỗ. Nhưng ngoài bộ quần áo chiến và thanh kiếm dùng làm vật giữ mình ra, Trần Bình Trọng không còn vật gì khác.

Bất chợt nhìn xuống mặt Hoàng Đỗ, Trần Bình Trọng sực nghĩ ra một điều lớn lao. Ông trang nghiêm bảo cậu bé nô tì:

- Em hãy quỳ xuống và ngẩng mặt lên!

Trần Bình Trọng rút kiếm, cầm lên phía mũi nhọn. Ông tha thiết nói:

- Lòng em hẳn khao khát điều này.

Trần Bình Trọng dùng mũi kiếm rạch lên trán Hoàng Đỗ thành một ô vuông nhỏ và lột làn da có thích chàm ba chữ “Quan trung khách”, ba chữ phân biệt những

người dân tự do với các nô tì thân phận gần như loài vật. Máu từ trán Hoàng Đỗ chảy xuống khuôn mặt rạng rỡ của cậu bé chăn ngựa. Trần Bình Trọng cắt một vật áo chiến của mình và dùng thuốc dấu buộc trán cho Hoàng Đỗ. Đây là món thuốc gia truyền rất hiệu nghiệm mà ông luôn luôn đem theo bên mình. Ông đặt hai tay lên đôi vai của cậu bé và nói với tất cả niềm xúc động, trìu mến của mình:

- Hoàng Đỗ! Kể từ lúc này, em không còn là một nô tì nữa. Kể từ lúc này, em là em nuôi của ta! Em có bằng lòng không?

Hoàng Đỗ toan cúi lạy Trần Bình Trọng để tạ ơn nhưng ông ngăn lại và ôm cậu bé vào lòng.”.

a) Trong đoạn trích, phần thưởng mà Trần Bình Trọng đã trao cho cậu bé Hoàng Đỗ là gì?

b) Trần Bình Trọng thiết tha nói: “Lòng em hẳn khao khát điều này”. Em hiểu câu nói ấy như thế nào?

c) Ba chữ “Quan trung khách” trong đoạn trích mang ý nghĩa gì?

d) Thái độ và tình cảm của Trần Bình Trọng dành cho cậu bé Hoàng Đỗ ra sao?

Xem lời giải >>