Đề bài

Hãy tìm ba hình ảnh trong bài thơ Nắng mới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được tác giả sử dụng để khắc họa về người mẹ. Qua những hình ảnh ấy, người mẹ hiện lên như thế nào trong nỗi nhớ của tác giả?

Phương pháp giải

Đọc kĩ văn bản

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Ba hình ảnh trong bài thơ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: nắng mới, áo đỏ, nét cười.

Qua những hình ảnh ấy, người mẹ hiện lên bình dị, dịu dàng, hiền hậu. Hình ảnh người mẹ thân quen đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tần tảo, chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh.

Cách 2

Ba hình ảnh: nắng mới, áo đỏ, nét cười.

Qua những hình ảnh ấy, người mẹ hiện lên bình dị, dịu dàng, hiền hậu.

Cách 3

- Hình ảnh trong bài thơ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được tác giả sử dụng để khắc họa về người mẹ:

+ Mở đầu bài thơ với hình ảnh “nắng mới” với tiếng gà trưa xao xác, kỷ niệm chợt ùa về, đong đầy trong nỗi nhớ. Dưới con mắt duyên của Lưu Trọng Lư, nắng chỉ là một ảnh hình quen thuộc, soi rọi vào tiềm thức nhà thơ, gọi về những kỷ niệm xa xưa của một thời tươi đẹp. Cộng hưởng với màu sắc mới ấy còn có một âm thanh, cũng quen thuộc và buồn không kém là tiếng gà trưa xao xác não nùng.

+ Hình ảnh người mẹ quay trở về quá khứ với chi tiết “áo đỏ”. Hình ảnh người mẹ chưa hiện lên trực tiếp mà chỉ thấp thoáng, lung linh sau màu áo đỏ, sau lưng giậu nhưng đã gây một ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Đó cũng là hình ảnh đẹp đẽ nhất, trìu mến thương yêu nhát mà nhà thơ còn lưu giữ, khắc sâu trong tâm trí.

+ Kết thúc bằng hình ảnh “nét cười đen nhánh” sau tay áo, như một nốt lặng cuối bản nhạc để dư ba, dư vị của ý thơ còn lan tỏa mãi trong lòng người đọc.

→ Hình ảnh người mẹ quá cố của nhà thơ từ đầu đến cuối chỉ được phác họa qua ba chi tiết: “nắng mới”, “áo đỏ” và “nét cười”, trong những giây phút xuất thần của thi sĩ Lư Trọng Lư, nó đã để lại một ấn tượng đẹp và sâu sắc về một hình ảnh rất đỗi thân quen về người mẹ tần tảo, chịu khó, thầm lặng hi sinh suốt cuộc đời.

Cách 4

- Hình ảnh người mẹ quá cố của nhà thơ từ đầu đến cuối chỉ được phác họa qua ba chi tiết: “nắng mới”, “áo đỏ” và “nét cười”.

- Qua những chi tiết đó hình ảnh người mẹ hiện lên thật bình dị, hiền hòa, một người mẹ rất đỗi thân quen như mẹ ta mà cũng là của tất cả những người phụ nữ Việt Nam thầm lắng hy sinh, thương yêu, chăm sóc chồng con suốt cả cuộc đời. 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Bài thơ Nắng mới có được chia khổ hay không? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Bài thơ Nắng mới viết về ai, về điều gì? Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là ai? Mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện qua các phần của bài thơ như thế nào và cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Bài thơ Nắng mới có những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào và tác dụng của chúng là gì?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Đọc trước bài thơ Nắng mới; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lưu Trọng Lư.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hãy tưởng tượng và chia sẻ cảm xúc, tâm trạng,… của em khi đón nhận ánh nắng mới.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Ở các khổ 2, 3: “Tôi” nhớ về ai? Chú ý các từ ngữ, hình ảnh thể hiện màu sắc, hành động trong các khổ thơ của bài thơ Nắng mới.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Bài thơ Nắng mới được viết theo thể nào? Chỉ ra vần, nhịp của bài thơ.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Bài thơ Nắng mới là lời của ai, bộc lộ cảm xúc về ai?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Nhan đề của bài thơ Nắng mới được đặt theo cách nào?

A. Một hình ảnh khơi nguồn cảm hứng cho tác giả

B. Một sự việc gây ấn tượng sâu sắc cho tác giả

C. Một đề tài khái quát nội dung của cả bài thơ

D. Một âm thanh đặc biệt trong cảm nhận của tác giả

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Bài thơ Nắng mới thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Chỉ ra các từ láy và tác dụng của chúng trong việc thể hiện tâm trạng ấy.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Có thể hoán đổi vị trí của hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh “nắng mới” trong khổ thơ thứ nhất (Mỗi lần nắng mới hắt bên song) và thứ hai (Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội) bài thơ Nắng mới được không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trong kí ức tuổi thơ của nhân vật “tôi” ở bài Nắng mới, người mẹ hiện lên qua những hình ảnh được lựa chọn, để lại ấn tượng sâu đậm cho tác giả.

Với em, hình ảnh nào về người mẹ của mình khiến em thấy yêu thương nhất? Hãy chia sẻ bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Bố cục của bài thơ Nắng mới là gì?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Phương án nào nêu đúng về mạch cảm xúc trong bài thơ Nắng mới

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Nắng mới là gì? 

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Sắc thái nghĩa của từ ngữ là gì? 

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Cách ngắt nhịp nào là phù hợp với mỗi dòng thơ của khổ thơ thứ nhất bài thơ Nắng mới

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Tiếng chứa vần trong bài thơ Nắng mới được tạo thành bằng cách lặp lại hoàn toàn hoặc hiệp với những nguyên âm cùng hàng với chúng như sau: 

- I, iê, ia, ê, e hiệp với nhau. 

- Ư, ơ, â, ươ, ưa, a, ă hiệp với nhau. 

- U, ô, o, uô, ua hiệp với nhau. 

Dựa vào chỉ dẫn trên và phần Kiến thức ngữ văn trong bài học, hãy xác định các tiếng được hiệp vần trong một khổ thơ của bài Nắng mới. Chỉ ra vần trong khổ thơ được hiệp theo cách thức nào. 

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ Nắng mới là ai và được thể hiện qua từ ngữ nào? 

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Nhan đề của bài thơ Nắng mới được đặt theo cách nào? 

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Dòng nào chỉ ra đúng các từ láy có trong bài thơ Nắng mới?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Hãy tìm ba hình ảnh trong bài thơ Nắng mới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được tác giả sử dụng để khắc họa về người mẹ. Qua những hình ảnh ấy, người mẹ hiện lên như thế nào trong nỗi nhớ của tác giả?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Có thể hoán đổi vị trí của hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh “nắng mới” trong khổ thơ thứ nhất (Mỗi lần nắng mới hắt bên song) và thứ hai (Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội) được không? Vì sao? 

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) ghi lại cảm nhận về một chi tiết mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Nắng mới

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Bài thơ Nắng mới gợi liên tưởng cho em đến tác phẩm văn học nào? Vì sao? 

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Bài thơ “Nắng mới” thuộc thể thơ gì?

Xem lời giải >>