Đề bài

Tại sao việc bú sữa mẹ có tác dụng tăng cường miễn dịch ở trẻ sơ sinh?

Phương pháp giải

Sữa mẹ cân bằng tối ưu các chất dinh dưỡng cho trẻ đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của trẻ bởi trong sữa mẹ chứa đủ những chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, năng lượng, vitamin và muối khoáng, có tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu của hệ tiêu hóa và phát triển của bé.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Sữa mẹ và đặc biệt là sữa non có chứa những chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sự phát triển của trẻ. Lượng chất đạm trong sữa non cao gấp 10 lần trong sữa mẹ bình thường. Bên cạnh đó, trong sữa non có chứa nhiều thành phần quan trọng như vitamin, khoáng chất, enzyme, axit amin... Hơn nữa, các kháng thể trong sữa non có khả năng diệt vi khuẩn, virus độc hại và điều hòa hệ miễn dịch giúp cơ thể trẻ sơ sinh chống lại bệnh tật, phát triển tối ưu toàn diện.

- IgA trong sữa mẹ có tác dụng đề kháng giúp niêm mạc ruột chống lại các mầm bệnh thâm nhập vào. Khi các loại vi khuẩn nguy hại xâm nhập vào cơ thể của trẻ, các kháng thể IgA sẽ bao bọc các độc tố vi khuẩn và các kháng nguyên với phân tử lớn (macromolecular antigen) do vậy ngăn chặn sự tiếp cận của chúng với biểu mô.

- Lysozyme là một enzym có đặc tính tiêu diệt vi khuẩn và chống lại một số virut, ở sữa mẹ có hàm lượng lớn hơn 5.000 lần so với sữa bò. Lactoferrin là một loại glycoprotein bọc sắt chưa bão hòa, bảo vệ sắt chống lại các vi sinh vật sống phụ thuộc sắt, do đó đây là loại kìm khuẩn. Lactoferrin trong sữa mẹ chịu được những hoạt động phân giải protein mà các loại sữa công thức hiện nay không làm được.

- Nhân tố nhị phân được đề cập trong các thành phần hòa tan, đó là một carbohydrate chứa nitơ, dễ bị thủy phân bởi nhiệt, nó tăng cường hấp thu ở ruột nhờ các lactobacilli với sự có mặt của lactose. Kết quả, nồng độ pH thấp ở lòng ống ruột sẽ làm ức chế sự phát triển của E.Coli vi khuẩn Gram (-) và các loại nấm như Candida albican.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Ở người, khi tiếp xúc cùng một tác nhân gây bệnh, có những người sẽ mắc bệnh do tác nhân đó gây ra nhưng một số người khác thì không. Hiện tượng này được giải thích như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Miễn dịch có vai trò như thế nào đối với động vật và người?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Quan sát Hình 12.4, hãy cho biết vai trò của các loại tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch đặc hiệu bằng cách hoàn thành bảng sau:


 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hãy giải thích tại sao nguy cơ mắc bệnh ở người rất lớn nhưng xác suất bị bệnh lại rất nhỏ.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hãy dự đoán một số nguyên nhân có thể làm cho hệ miễn dịch bị tổn thương và suy giảm chức năng

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hãy kể tên một số loại vaccine em đã được tiêm và cho biết tiêm các loại vaccine đó để phòng bệnh gì.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong quá trình phát triển của tế bào lympho, một số tế bào lympho T hỗ trợ sau khi được hoạt hóa sẽ biệt hóa thành tế bào T nhớ. Các tế bào này đóng vai trò như những "người lính canh gác" để hạn chế trường hợp tái nhiễm tác nhân gây bệnh. Hãy cho biết:

a, Các tế bào T nhớ sẽ hoạt động khi nào

b, Sau khi kháng nguyên đã bị loại trừ hoặc sau khi khỏi bệnh, tế bào T nhớ còn tồn tại trong cơ thể không? Giải thích.

 

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Xung quanh con người có rất nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm,… nhưng xác suất mắc bệnh ở người lại nhỏ. Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Ghép đúng tác nhân vật lí (1, 2, 3, 4 hoặc 5) với cách thức gây bệnh (A, B, C, D hoặc E). 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Miễn dịch không đặc hiệu bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu với miễn dịch đặc hiệu.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Những bệnh nào có thể xuất hiện khi chức năng hệ miễn dịch bị phá vỡ?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Các thành phần chính của hệ miễn dịch không đặc hiệu

A. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên, kháng thể.

B. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào T độc.

C. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên.

D. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên, tế bào plasma.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Dị ứng là do cơ thể phản ứng với

A. kháng nguyên. 

B. dị nguyên.

C. sự xâm nhiễm của virus. 

D. các chất lạ.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Hệ miễn dịch có thể bị suy giảm khi

A. tập thể dục thường xuyên

B. uống nhiều nước.

C. uống nhiều rượu bia.

D. ăn nhiều rau xanh.

Xem lời giải >>
Bài 16 : Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm theo bảng sau
Xem lời giải >>