Đề bài

Trong quá trình phát triển của tế bào lympho, một số tế bào lympho T hỗ trợ sau khi được hoạt hóa sẽ biệt hóa thành tế bào T nhớ. Các tế bào này đóng vai trò như những "người lính canh gác" để hạn chế trường hợp tái nhiễm tác nhân gây bệnh. Hãy cho biết:

a, Các tế bào T nhớ sẽ hoạt động khi nào

b, Sau khi kháng nguyên đã bị loại trừ hoặc sau khi khỏi bệnh, tế bào T nhớ còn tồn tại trong cơ thể không? Giải thích.

 

Phương pháp giải

Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập. Miễn dịch đặc hiệu gồm hai loại:

- Miễn dịch dịch thể là miễn dịch có sự tham gia của các kháng thể.

- Miễn dịch qua trung gian tế bào là miễn dịch có sự tham gia của tế bào lympho T độc.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a, Sau khi tế bào T hỗ trợ được hoạt hóa

b, Sau khi kháng nguyên đã bị loại trừ hoặc sau khi khỏi bệnh, tế bào T nhớ còn tồn tại trong cơ thể vì chúng có tác dụng ghi nhớ các kháng nguyên để khi bị tái xâm nhập, cơ thể sẽ đáp ứng miễn dịch thứ phát nhanh và mạnh hơn (2-3 ngày)

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Ở người, khi tiếp xúc cùng một tác nhân gây bệnh, có những người sẽ mắc bệnh do tác nhân đó gây ra nhưng một số người khác thì không. Hiện tượng này được giải thích như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Miễn dịch có vai trò như thế nào đối với động vật và người?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Quan sát Hình 12.4, hãy cho biết vai trò của các loại tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch đặc hiệu bằng cách hoàn thành bảng sau:


 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hãy giải thích tại sao nguy cơ mắc bệnh ở người rất lớn nhưng xác suất bị bệnh lại rất nhỏ.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hãy dự đoán một số nguyên nhân có thể làm cho hệ miễn dịch bị tổn thương và suy giảm chức năng

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hãy kể tên một số loại vaccine em đã được tiêm và cho biết tiêm các loại vaccine đó để phòng bệnh gì.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tại sao việc bú sữa mẹ có tác dụng tăng cường miễn dịch ở trẻ sơ sinh?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Xung quanh con người có rất nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm,… nhưng xác suất mắc bệnh ở người lại nhỏ. Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Ghép đúng tác nhân vật lí (1, 2, 3, 4 hoặc 5) với cách thức gây bệnh (A, B, C, D hoặc E). 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Miễn dịch không đặc hiệu bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu với miễn dịch đặc hiệu.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Những bệnh nào có thể xuất hiện khi chức năng hệ miễn dịch bị phá vỡ?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Các thành phần chính của hệ miễn dịch không đặc hiệu

A. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên, kháng thể.

B. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào T độc.

C. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên.

D. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên, tế bào plasma.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Dị ứng là do cơ thể phản ứng với

A. kháng nguyên. 

B. dị nguyên.

C. sự xâm nhiễm của virus. 

D. các chất lạ.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Hệ miễn dịch có thể bị suy giảm khi

A. tập thể dục thường xuyên

B. uống nhiều nước.

C. uống nhiều rượu bia.

D. ăn nhiều rau xanh.

Xem lời giải >>
Bài 16 : Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm theo bảng sau
Xem lời giải >>